Chỉ số S&P 500
S&P 500 là cụm từ viết tắt Standard & Poor’s 500 Stock Index. Đây là chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor, là một chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán Mỹ.
S&P 500 Có vai trò cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về sự chuyển động tổng thể của thị trường chứng khoán từ đó có thể nắm bắt tình trạng cổ phiếu hiện hành nhanh hơn.
Chỉ số này được quản lý bởi Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill – công ty thành lập các chỉ số khác như S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500. Điều này khiến chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mĩ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite.
Hình minh họa |
Hơn hết cả, S&P 500 là chỉ số giải quyết được những hạn chế từ chỉ số Dow Jones đã giúp S&P 500 được các Trader đánh giá cao hơn hẳn. Được xem là một trong những thước đo thị trường chứng khoán Mĩ và là chỉ số chủ đạo của nền kinh tế.
Tiêu chí đánh giá các công ty thành phần của S&P 500
Giữa rất nhiều công ty có mức độ tăng trưởng và phát triển tốt ở Mỹ, không thể bỏ qua các tập đoàn lớn như Apple, Alphabet (Google), Microsoft, Amazon và Facebook. Việc làm sao để trở thành công ty cổ phần của chỉ số S&P 500 luôn là câu hỏi được quan tâm nhất.
Dưới đây là một số tiêu chí được đưa ra bởi các nhà kinh tế, nhà phân tích của Standard & Poor’s:
Đảm bảo số vốn hoá trên thị trường đạt mức 4 tỷ USD trở lên.
Công ty có trụ sở tại Mỹ, tuy nhiên tiêu chí này không còn quan trọng.
Có hơn 50% tổng số cổ phiếu công ty đang lưu hành trên thị trường (người nắm giữ là các nhà đầu tư).
Tỷ lệ đồng đô la được giao dịch trên vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi phải lớn hơn 1.
Kết quả báo cáo tài chính quý gần nhất hoặc 4 quý gần nhất phải có chiều hướng tăng tốt.
Các công ty phải thuộc những nhóm ngành như: Công nghệ thông tin, công nghiệp, y tế, hàng tiêu dùng, năng lượng, bất động sản, tài chính, truyền thông dịch vụ…
Một số tiêu chí khác: thời gian niêm yết, cổ phiếu niêm yết…
Hội đồng sẽ đánh giá công ty dựa vào 8 yếu tố trên và chỉ số được cập nhật bất cứ khi nào cần thiết.
Trên thực tế, thành phần các cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá. Thông thường, hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.
Sau đợt đánh giá tháng 6 vừa qua, cơ cấu các ngành trong S&P 500 lần lượt là Công nghệ thông tin (26,8%), Chăm sóc sức khỏe (15,1%), Tài chính (10,8%), Hàng tiêu dùng không thiết yếu (10,5%), Dịch vụ truyền thông (8,9%), Công nghiệp (7,8%), Hàng tiêu dùng thiết yếu (7,0%), Năng lượng (4,4%), Dịch vụ công cộng (3,1%), Bất động sản (2,9%), Vật liệu (2,6%).
Ý nghĩa của chỉ số Standard & Poor’s 500
Chỉ số S&P 500 giúp các nhà đầu tư đánh giá tình hình chứng khoán tại Mỹ được dễ dàng. Bên cạnh đó còn nhiều ý nghĩa khác như:
Chỉ số này được cấu thành từ 500 công ty khác nhau và bao gồm cả những công ty đi đầu trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế Mỹ. Những công ty này chiếm tới hơn 70% giá trị của thị trường chứng khoán trong nước. Vì thế các nhà đầu tư chỉ cần tìm hiểu 30 công ty top đầu trong Standard & Poor’s là có thể đại diện cho toàn bộ thị trường.
Không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà chỉ số này còn phản ứng với các sự kiện chính trị quan trọng. Các điều chỉnh về chính sách kinh tế có liên quan đến lạm phát hay lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số.
Sự thay đổi của các công ty có giá trị vốn hoá lớn có ảnh hưởng nhiều hơn đến giá trị của chỉ số. Bởi S&P 500 được cấu thành từ giá trị vốn hoá của 500 công ty khác nhau.
Các giá trị của chỉ số này sẽ luôn thay đổi không ngừng theo thời gian. Nhìn vào đó các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Mỹ. Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp với thị trường chung.
Các yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P500 phụ thuộc vào giá trị của các công ty thành phần tạo nên chỉ số. Vì thế cho nên, khi những yếu tố ảnh hưởng đến các công ty thành phần, thì cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của S&P500. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến các công ty thành phần:
Chính sách ngân hàng trung ương:Các chính sách tiền tệ theo quy định của Cục Dự trữ Liên bang (FED) ảnh hưởng đến chi phí vay điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng.
Hiệu quả kinh tế: Trong thời kì kinh tế tăng trưởng, việc làm sẽ tăng cao. Người lao động tạo ra được nguồn thu và tăng năng suất.Do đó, nhiều cổ phiếu tăng giá do chi tiêu tăng lên trên toàn nền kinh tế.
Định giá tiền tệ: Đồng Đôla Mỹ mạnh giúp các công ty mua hàng nhập khẩu rẻ hơn, còn nếu đồng Đôla mỹ yếu thì sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu bị canh tranh trên quốc tế.
Giá cả hàng hóa: Các mặt hàng chính là khối xây dựng cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi giá trị của nhiều cố phiếu có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí của hàng hóa.
Trâm Trâm (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|