CEO Trương Gia Bình: “Người hùng” đưa FPT từ con số 0 trở thành đế chế công nghệ viễn thông số 1 Việt Nam

(Banker.vn) Trương Gia Bình là người sáng lập ra đế chế công nghệ, truyền thông hàng đầu nước ta - FPT. Ông chính là người đã xây dựng và phát triển tập đoàn FPT lớn mạnh như ngày nay.

Xuất phát điểm khác biệt

Ông Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 trong một gia đình trí thức tại Nghệ An. Ông chính là con trai của vị bác sĩ nổi tiếng Trương Gia Thọ.

Trương Gia Bình từng là học sinh chuyên Toán tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) và tốt nghiệp khoa Toán cơ, ĐH Tổng hợp Hà Nội.

3913-truong-gia-binh
Ông Trương Gia Bình- Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn FPT. Ảnh: Internet

Ông Bình hiện tại đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT. Bên cạnh đó, ông còn là Tiến sĩ Toán lý tại Nga năm 1982 và được nhà nước phong hàm Phó giáo sư năm 1991.

Có thể nhận thấy được điều khác biệt nhất của vị doanh nhân này chính là ở xuất phát điểm của ông. Trương Gia Bình có cuộc đời và sự nghiệp gắn chặt với việc học và làm nghiên cứu khoa học. Ngay cả khi sang nước ngoài du học ông cũng lựa chọn con đường nghiên cứu khoa học. Phải đến năm 30 tuổi, ông Bình mới bắt đầu những chuỗi ngày khởi nghiệp làm kinh doanh.

Có một xuất phát điểm đầy khác biệt, ông Bình đã tạo nên một phong cách làm kinh doanh mang cái “chất” của người trí thức điển hình. Có lẽ vậy nên con đường để có được thành công như ngày hôm nay của ông cũng khó khăn hơn, vất vả hơn những người cùng thế hệ khác.

Bước chuyển mình sang sự nghiệp kinh doanh của Tiến sĩ Toán học

Khi nhận được tấm bằng Tiến sĩ Toán Lý tại Nga, ông Trương Gia Bình đã quyết định về nước và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu tại Viện khoa học Việt Nam. Ông vẫn tiếp tục con đường làm nghiên cứu khoa học cho đến sự kiện năm 1988 đã làm thay đổi cuộc đời ông, khi ấy ông 32 tuổi. Thời điểm năm 1988, ông Bình đã quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm cùng với các kỹ sư và nhà khoa học khác. Công ty này chính là tiền thân của FPT ngày nay.

Từ việc đang là một nhà nghiên cứu khoa học đột nhiên rẽ hướng sang kinh doanh có thể nói là một quyết định mang tính lịch sử của ông Bình. Nói về quyết định này ông có chia sẻ rằng, bởi cuộc sống của một nhà khoa học thời điểm đó rất khó khăn, chính bản thân cảm thấy rằng những nghiên cứu đó không giúp được gì cho đất nước mình.

Vậy nên, khi thấy cơ hội ở ngay trước mắt, ông đã đưa ra quyết định rẽ ngang trở thành một doanh nhân dựa trên các các mối quan hệ của một nhà khoa học. Việc bắt tay vào kinh doanh của ông đã nhen nhóm bắt đầu từ những năm 1985, cùng với những người bạn làm khoa học của mình. Thuở mới khởi nghiệp, công ty của ông kinh doanh rất nhiều lĩnh vực từ thức ăn cho heo đến buôn ô tô, sắt thép…

Công việc kinh doanh thực phẩm, đồ ăn cho chăn nuôi tại Việt Nam của ông dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển theo xu hướng tốt. Tuy nhiên, đến năm 1995, khi nhận thấy những tiềm năng lớn mạnh của lĩnh vực tin học, ông Trương Gia Bình đã quyết định chuyển hướng đầu tư phát triển lĩnh vực công nghệ - viễn thông. Đến năm 2002, công ty của ông đã đổi tên thành Công ty CP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.

Với vai trò là một doanh nhân, cũng là một nhà khoa học nên ông chủ FPT luôn đầu tư rất nhiều thời gian để tìm tòi và nghiên cứu để có thể quản lý công ty theo hướng phù hợp nhất. Sau 10 năm thành lập và phát triển, FPT đã được nhận Huân chương Lao động hạng 2. Đó có thể coi là một thành tích tốt cho những cố gắng, nỗ lực không ngừng của ông và các cộng sự.

Nhận được những thành công bước đầu rất sáng sủa, nhưng ông Bình không ngủ quên trên chiến thắng. Nhà lãnh đạo này đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm, ông Bình nói: “Xuất khẩu phần mềm không còn là giấc mơ lãng mạn của FPT”

Dưới sự dẫn dắt của ông cùng các đồng nghiệp, FPT đã có những sự phát triển ngày càng vượt bậc. Kết quả kinh doanh của tập đoàn trong 10 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng 19,8% và 26,5% doanh thu và lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của các cổ đông công ty đạt 3,351 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018. Công ty báo lãi sau thuế 3,734 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.

Ngày 12/9/2017, FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư lớn thứ 3 thế giới về công nghệ, viễn thông và linh kiện Synnex Technology International Corporation. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác đã giúp FPT nhận được 47% vốn điều lệ do Synnex đầu tư, tổng giá trị lên đến 80 triệu USD. Nhờ vậy FPT đã nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.

Dù gặp phải khó khăn và thất bại tại thị trường Ấn Độ và Singapore nhưng điều đó không khiến người “thuyền trưởng” của FPT nản lòng. Ông đã đưa ra quyết định tấn công sang thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng. Dần dần, FPT đã chiếm trọn được trái tim của thị trường xứ Phù Tang. Điều bất ngờ hơn nữa, cựu CEO của Hitachi – ông Ogawa đã đồng ý trờ thành CEO cho FPT Software tại Nhật.

Nhờ sự dẫn dắt của vị “thuyền trưởng” tài ba như ông Trương Gia Bình mà FPT vẫn không ngừng phát triển cho đến hiện tại. Cõ lẽ vì vậy mà vị doanh nhân xuất thân là nhà khoa học ấy được mệnh danh là ” linh hồn của FPT”. Ông đã xây dựng FPT từ con số 0 phát triển thành một công ty công nghệ lớn mạnh với 6 công ty con và 4 công ty liên kết “phủ sóng” tại 45 quốc gia trên thế giới”.

Lọt top 15 tỷ phú giàu nhất Việt Nam

FPT gia nhập sàn chứng khoán Việt Nam vào ngày 13 tháng 12 năm 2006. Chỉ sau nửa tháng, cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp rưỡi đạt mức kỷ lục lên đến 460.000 đồng/cổ phiếu. Chính sự bứt phá đó đã giúp Tập đoàn này sản sinh ra hàng loạt tỷ phú, trong đó vị lãnh đạo tập đoàn - Ông Trương Gia Bình chính là người giàu nhất.

Tại thời điểm năm 2005, ông Bình nắm giữ trong tay tổng khối tài sản lên đến 2400 tỷ đồng khi ông giữ chức vụ Chủ tịch và Tổng giám đốc của FPT. Thời điểm đó, ông không chỉ là người giàu nhất FPT mà còn là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vị trí này không nắm giữ được lâu, ông đã lọt khỏi “top” người giàu chỉ sau 1 năm.

Tuy nhiên, năm 2019 đánh dấu sự chuyển mình bứt phá của FPT với sự tăng mạnh giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc ông Bình có thể nâng tổng giá trị tài sản cá nhân của mình. Cụ thể, ngày 20 tháng 9 năm 2019, ông nắm giữ hơn 43 triệu cổ phiếu FPT, ước tính giá trị đạt được là 2516 tỷ đồng. Bên cạnh đó ông còn có gần 1,2 triệu cổ phiếu ngân hàng TMCP Tiên Phong nâng tổng giá trị tài sản của ông lên 2800 tỷ đồng.

Với tổng giá trị tài sản hiện tại, con đường lọt top 15 tỷ phú giàu nhất Việt Nam với ông Bình còn rất xa. Khi người nắm ngôi vương là tỷ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản là 222.703 tỷ đồng, gấp 80 lần ông Bình. Mặc dù vậy, với việc đưa FPT phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, điều đó cũng đã đủ chứng minh Trương Gia Bình là ai - khẳng định sự thành công thần kỳ của một nhà khoa học như ông Bình.

Ông Trương Gia Bình sẽ làm Chủ tịch Tập đoàn FPT đến năm 71 tuổi

CTCP FPT vừa có thông báo thay đổi nhân sự gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Sếp lớn FPT sắp bỏ túi hơn 400 tỷ đồng sau khi cổ phiếu tạo đỉnh

Ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT (Mã: FPT) vừa đăng ký bán ra 4,5 triệu cổ phiếu, ...

Tập đoàn FPT chốt ngày trả cổ tức đợt 1/2021, tỷ lệ 10% bằng tiền

Với 907,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Tập đoàn FPT sẽ chi 907,4 tỷ đồng để chia cổ tức đợt 1/2021.

Ánh Kim

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán