Cắt nghĩa vai trò xếp hạng tín nhiệm trong quản trị rủi ro tín dụng với thị trường trái phiếu

(Banker.vn) Việc phân loại đánh giá trái phiếu với các mức độ xếp hạng tín nhiệm khác nhau sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc quản trị danh mục đầu tư theo mức độ xếp hạng tín nhiệm, tùy theo khẩu vị rủi ro và mức độ an toàn, mô hình hoạt động của định chế đầu tư.
Cắt nghĩa vai trò xếp hạng tín nhiệm trong quản trị rủi ro tín dụng với thị trường trái phiếu
Tọa đàm về “Vai trò của xếp hạng tín nhiệm trong quản trị rủi ro tín dụng”.

Ngày 25/10, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Công ty CP FiinRatings (FiinRatings) và S&P Global Ratings tọa đàm về “Vai trò của xếp hạng tín nhiệm trong quản trị rủi ro tín dụng”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, xếp hạng tín nhiệm là công cụ hữu hiệu giúp các hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra minh bạch, công khai, qua đó thúc đẩy các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường vốn phát triển an toàn và bền vững hơn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc xếp hạng tín nhiệm còn hạn chế, chưa trở thành quy định bắt buộc như kiểm toán độc lập. Xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng cũng như sản xuất kinh doanh.

Nếu các ngân hàng được tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm cao sẽ giúp ngân hàng có nhiều lợi thế như: Huy động vốn, hoạt động nghiệp vụ, cho vay, hay vay vốn với lãi suất thấp từ các tổ chức trong nước và quốc tế.

Còn đối với các doanh nghiệp, nếu xếp hạng tín nhiệm tốt sẽ giúp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với ưu đãi, cũng như giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ.

Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm đối với việc phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng tại Việt Nam. Việc này sẽ góp phần khuyến khích kênh đầu tư dài hạn tại Việt Nam và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, thu hút sự tham gia sâu rộng bởi các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các định chế tài chính trong và ngoài nước.

Việc phân loại đánh giá trái phiếu với các mức độ xếp hạng tín nhiệm khác nhau sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc quản trị danh mục đầu tư theo mức độ xếp hạng tín nhiệm, tùy theo khẩu vị rủi ro và mức độ an toàn, mô hình hoạt động của định chế đầu tư.

Tại Hội thảo, Ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm, FiinRatings cho biết, mặc dù hiện nay những quy định về XHTN chưa áp dụng nhưng công ty vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức phát hành trong việc XHTN tự nguyện. Đến nay, Công ty đã tổ chức được các mô hình đánh giá độc lập cho các ngành nghề khác nhau. Trong thời gian tới, khi XHTN được tăng cường, đây sẽ là một bước tiến mới giúp cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá được năng suất và trái phiếu một cách chính xác hơn.

Ông Hồng Khang cũng cho biết, hiện nay, Việt Nam có thị trường trái phiếu đứng tứ 4 sau Singapore (30%), Malaysia (54%), Thái Lan (65%). Qua đó có thể thấy thói quen sử dụng XNTN của các Quốc gia đã hình thành rất lâu. Đáng chú ý, Malaysia có đơn vị xếp hạng tín nhiệm đầu tiên từ năm 1990 và đến nay tỷ lệ trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm đã đạt trên 54%.

Trong khi đó, xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam hện nay mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép, dẫn đến thị trường thiếu thông tin đánh giá về doanh nghiệp có khả năng so sánh tương đối về chất lượng tín dụng. Thị trường cũng thiếu sự đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, thiếu sự chuẩn hoá thông tin và đường cong lãi suất tham chiếu để định giá lãi suất,…

Do đó, việc phân loại đánh giá trái phiếu với các mức độ xếp hạng tín nhiệm khác nhau sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc quản trị danh mục đầu tư theo mức độ xếp hạng tín nhiệm, tùy theo khẩu vị rủi ro và mức độ an toàn, mô hình hoạt động của định chế đầu tư.

Chia sẻ tại Hội thảo, Chủ tịch FiinGroup, ông Nguyễn Quang Thuân cho rằng, các thành viên trên thị trường cần chung tay với nhau để có những bước đi trước kể cả khi chưa có quy định bắt buộc về xếp hạng tín nhiệm. Hiện nay Việt Nam còn thiếu điều kiện để cho người dân đầu tư dài hạn, tiền của dân cư chủ yếu chảy về ngân hàng với gần 7 triệu tỷ đồng tiền gửi. Ông Thuân cho rằng xếp hạng tín nhiệm sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư có thêm cơ sở để đa dạng hoạt động đầu tư từ đó đa dạng nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế.

“Xếp hạng tín nhiệm không phải là cây đũa thần, nhưng chúng tôi tâm niệm để thị trường phát triển thì phải có niềm tin. Doanh nghiệp cần xây dựng hồ sơ minh bạch trên thị trường vốn để không phải phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng. Đây là điều cần sự nỗ lực của nhiều bên, không chỉ từ các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,…mà còn của doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư,…” Chủ tịch FiinGroup cho biết.

Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3 cho SeABank

Ngày 13/9/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Investors Service (Moody’s) công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối ...

FiinRatings và PVIAM hợp tác áp dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động quản trị đầu tư

Mới đây, Công ty CP FiinRatings (FiinRatings) và Công ty CP Quản lý quỹ PVI (PVIAM) đã ký kết hợp tác về áp dụng kết ...

Đại diện Moody’s: Sẽ cung cấp tài liệu và cử nhóm hỗ trợ UBCKNN và Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng, sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như S&P và Moody’s nâng mức tín nhiệm đối với Việt Nam trong năm 2022 và tiếp tục ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán