Cảnh báo: Tài khoản ngân hàng "bốc hơi" 3 tỷ đồng qua phần mềm Dịch vụ công giả mạo

(Banker.vn) Công an TP Hà Nội cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua phần mềm 'Dịch vụ công' giả mạo, khi các đối tượng giả danh cán bộ công an để chiếm quyền điều khiển điện thoại và rút tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Theo Công an Thành phố Hà Nội, Công an quận Tây Hồ hiện đang điều tra một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn tinh vi. Cụ thể, ngày 15/10/2024, chị T. (SN 1981, trú tại Tây Hồ, Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ một đối tượng giả danh cán bộ Công an, yêu cầu cài đặt phần mềm "Dịch vụ công" giả mạo. Sau khi cài đặt, chị T. phát hiện tài khoản ngân hàng bị rút mất gần 3 tỷ đồng. Chị đã nhanh chóng đến cơ quan Công an trình báo sự việc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 11/9/2024, anh P. (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cũng gặp tình huống tương tự. Anh nhận được cuộc gọi từ một kẻ tự xưng là cán bộ Công an, yêu cầu cài đặt phần mềm để làm căn cước công dân cho con. Sau đó, đối tượng gửi cho anh P đường link cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”. Khi quét mã QR xác thực khuôn mặt, anh P phát hiện máy bị treo. Khi tắt máy, khởi động lại thì tài khoản ngân hàng của anh đã bị mất hơn 500 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, anh P đã đến Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy trình báo.

Theo Công an TP Hà Nội, tình trạng lừa đảo thông qua việc hướng dẫn cài đặt phần mềm "Dịch vụ công" giả mạo đang diễn ra phức tạp. Các đối tượng lợi dụng nhu cầu cấp thẻ căn cước cho trẻ em, giả danh cán bộ Công an hoặc cảnh sát khu vực để lừa người dân cài đặt ứng dụng này. Sau khi nạn nhân cài đặt, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Một trường hợp khác là chị H. (trú tại quận Hà Đông), sau khi nhận được cuộc gọi yêu cầu tải phần mềm "Dịch vụ công", đã bị mất 1,5 tỷ đồng khi đối tượng kiểm soát các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại.

Công an TP Hà Nội đã nhiều lần cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo này, nhưng nhiều người dân do không cập nhật thông tin kịp thời đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo.

Thủ đoạn của các đối tượng thường là gọi điện thông báo về việc căn cước công dân bị lỗi hoặc cần cập nhật dữ liệu dân cư, sau đó yêu cầu người dân cài đặt phần mềm giả mạo. Sau khi phần mềm được cài đặt, các đối tượng chiếm quyền kiểm soát điện thoại, từ đó thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân không nên cài đặt các phần mềm theo yêu cầu của những đối tượng lạ. Nếu gặp dấu hiệu lừa đảo, cần ngay lập tức báo cho cơ quan Công an để được hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, người dân cần cảnh giác và không để lộ thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng cho các đối tượng không rõ danh tính.

6 ngân hàng phối hợp cùng công an ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt 850 triệu đồng

Sáng ngày 30/9/2024, Công an tỉnh Gia Lai và 6 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, LPBank, MSB, OCB đã phối hợp ngăn chặn thành ...

Techcom Securities (TCBS) tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên nền tảng số

TCBS nâng cao bảo mật giao dịch với nhiều tính năng an toàn tiên tiến trên TCInvest, đồng thời cảnh báo người dùng về các ...

Thấy gì từ vụ nhân viên Sacombank chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng từ đồng nghiệp?

Vụ việc Cao Thanh Viên, nhân viên ngân hàng Sacombank, lừa đảo chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng từ đồng nghiệp đang gây chú ý. ...

Anh Vũ

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục