|
Theo đó, căn cứ quy định pháp luật và căn cứ Quy chế niêm yết chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo cổ phiếu PHP của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng có khả năng bị hủy bỏ niêm yết theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP do báo cáo tài chính năm trong 3 năm 2019, 2020, 2021 có ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét tiến hành hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu PHP theo quy định”.
Được biết, Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam, do Pháp xây dựng cách đây 148 năm. Từ những năm 1960, Cảng được xây dựng và cải tạo câng cấp theo thiết kế quy hoạch nâng cấp do Liên Xô giúp đỡ. Đến năm 1982 cơ bản hoàn thành với 11 cầu tàu tại khu vực cảng chính. Đến năm 1985 còn hình thành thêm khu vực Cảng Vật Cách, Cảng Đoạn Xá và Cảng Chùa Vẽ.
Năm 2014, Cảng Hải Phòng được cổ phần hóa, có vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng, phần vốn nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines nắm giữ chiếm 92,56% vốn điều lệ. Với vốn điều lệ 3.269,6 tỷ đồng, cảng Hải Phòng hiện là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp cảng biển trên sàn chứng khoán.
Các năm vừa qua, kết quả kinh doanh của công ty chưa có nhiều chuyển biến. Năm 2016, công ty có doanh thu 2.402 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 598,6 tỷ đồng, năm 2021 doanh thu đạt 2.284,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 696,4 tỷ đồng, giảm 5% về doanh thu và tăng 16% về lợi nhuận so với 5 năm trước.
Được biết, báo cáo kiểm toán năm 2021 nêu 2 ý kiến ngoại trừ liên quan đến quyết toán cổ phần hóa và các vấn đề chi phí liên quan cầu cảng số 04, 05 và bãi container Cảng Chùa Vẽ.
Về quyết toán cổ phần hóa, Bộ Tài chính đang yêu cầu kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa của Công ty, hồ sơ quyết toán giá trị phần vốn Nhà nước chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Về xây dựng cầu cảng 04, 05 và bãi container, các tài sản này có nguyên giá là 279 tỷ đồng, do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Công ty đang trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thuê khai thác các tài sản này. Công ty đã tạm nộp vào Ngân sách chi phí khấu hao 44,8 tỷ đồng, chi phí lãi vay ODA là 149,3 tỷ đồng. Công ty đã dừng trích khấu hao và ghi nhận chi phí lãi vay chờ phê duyệt phương án quản lý đối với các tài sản này.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|