Các cấp độ của tự do tài chính cá nhân, bạn đang ở cấp độ nào?

(Banker.vn) Có thể hiểu đơn giản, tự do tài chính là “đủ” về tiền bạc và tài sản để sinh sống thoải mái, lâu dài mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai hay việc phải kiếm tiền đáp ứng chi tiêu hàng tháng. Muốn đạt được tự do tài chính, bạn cần có nguồn thu lớn hơn khoản chi.

Các cấp độ của tự do tài chính

Grant Sabatier - một triệu phú tự thân từ tuổi 30. Ông là người tiên phong trào lưu FIRE (độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm) và là tác giả của cuốn sách “Tự do tài chính: con đường đã được chứng minh để có tất cả số tiền bạn cần”. Đây là một trong những cuốn sách có doanh số bán cao nhất trên thế giới năm 2019.

Chỉ sau 5 năm, vị triệu phú tự thân này đã tăng khối lượng tài sản của mình lên hơn 1 triệu USD. Nguồn tiền của Grant Sabatier đến từ các khoản đầu tư dài hạn. Theo ông, tiền là một công cụ để giúp mỗi chúng ta có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống của bản thân và có thể sống theo cách mà bạn muốn sống.

Lộ trình tự do tài chính có 7 cấp độ, bao gồm:

Rõ ràng

Đầu tiên, bạn cần phải nắm rõ các nguồn thu chi của bản thân. Bạn đang có bao nhiêu tiền, bạn có bao nhiêu khoản nợ và mục tiêu tài chính của bạn là gì. Bạn cần biết được điểm xuất phát của mình, để từ đó cố gắng và phấn đấu nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Tự túc

Sau khi đã xác định được khả năng tài chính, bạn cần phải quản lý các khoản chi tiêu của mình. Nói cách khác, bạn cần kiếm đủ tiền để chi trả các chi phí cần thiết, mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào khác. Bạn có thể làm thêm, đầu tư hay vay nợ để tự lo cho bản thân mình.

Các cấp độ của tự do tài chính cá nhân, bạn đang ở cấp độ nào?

Thư thái

Ở cấp độ này, sau khi đã trừ đi các khoản chi cần thiết, bạn nên trích ra một phần tiền để tiết kiệm và đầu tư. Khi đã chạm đến ngưỡng cấp độ 3, tài chính của bạn đã bắt đầu dư dả hơn một chút.

Ổn định

Ổn định có nghĩa là bạn đã trả được những khoản nợ có lãi suất cao. Đồng thời, quỹ khẩn cấp của bạn đủ để chi tiêu trong vòng 6 tháng. Tiết kiệm tiền sẽ giúp nguồn ngân sách của bạn không bị ảnh hưởng bởi những tình huống bất ngờ.

Linh hoạt

Khi quỹ tiết kiệm của bạn đủ để bạn chi tiêu trong vòng 2 năm, nghĩa là bạn đã bắt đầu linh hoạt trong tài chính. Những khoản tiền này có thể là từ đầu tư hoặc từ các tài khoản tiết kiệm, miễn là bạn có thể tiếp cận khoản ngân sách đó bất cứ lúc nào bạn cần.

Độc lập tài chính

Theo Grant Sabatier, độc lập tài chính là các nguồn thu của bạn được tạo ra từ việc đầu tư, chứ không còn phụ thuộc vào khoản lương hàng tháng. Những người độc lập về tài chính thông thường sẽ có lối sống tối giản và dành phần nhiều ngân sách để đầu tư.

Của cải dồi dào

Trong khi những người ở cấp độ 6 vẫn cần theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính thì những người ở cấp độ 7 không cần suy nghĩ nhiều về điều này. Sabatier cho rằng bạn đang ở cấp độ 7 khi bạn có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Tiền không còn là sự lo lắng và không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của bạn.

Khi một người sống chủ yếu vào tiền lương, các khoản chi tiêu tốn phần lớn tiền lương của họ. Vì thế, họ rất ít hoặc không có tiền nhàn rỗi để tiết kiệm hoặc đầu tư. Điều đó dễ đẩy nhóm này gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí nếu có điều gì đó làm gián đoạn thu nhập thường xuyên. Chẳng hạn như mất việc làm hoặc phát sinh một khoản chi phí khẩn cấp. Theo Grant Sabatier, để tiến bộ qua các cấp độ đòi hỏi mỗi người phải thay đổi thói quen tài chính và suy nghĩ tổng thể về tiền bạc.

Nguyên tắc để đạt tự do tài chính cá nhân

Chi tiêu khôn ngoan

Hãy cân nhắc mua sắm những thứ thật cần thiết, phục vụ cho học tập, công việc. Thay vì mua “tiêu sản”, bạn hãy mua “tài sản” bởi tiêu sản sẽ mất đi còn tài sản sẽ đẻ thêm nhiều tài sản khác, mang thêm nhiều thu nhập về cho bạn. Trong đó, đầu tư cho học tập chính là khoản đầu tư có lợi nhất, bởi kiến thức sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống như: Học cách tiêu tiền, học các phương pháp đầu tư hiệu quả từ bất động sản, chứng khoán…

Kiếm tiền nhiều hơn mức chi tiêu

Bạn không bao giờ đạt được tự do tài chính nếu làm ra bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, hoặc phải vay mượn để mua những món đồ thỏa mãn sự yêu thích, lòng hư vinh, thậm chí chẳng dùng đến chúng một lần nào. Hãy tìm cách tăng thu nhập và cố định các khoản chi tiêu của mình ở mức tối giản nhất có thể. Bạn có thể thấy những tỷ phú hàng đầu thế giới (Mark Zuckerberg, Bill Gates, Warren Buffett…) thường có lối sống khá giản dị.

Tiết kiệm tiền cho tương lai

Bạn cần một khoản tiền dự phòng dành cho các trường hợp khẩn cấp (bệnh tật, đột ngột bị mất việc …) và những rủi ro khác có thể phát sinh. Nên trích ra từ 45% đến 75% thu nhập để tiết kiệm cho tương lai. Mỗi khoản tiền bạn tiết kiệm được trong hiện tại chính là một số tiền bạn có thể tiêu dùng trong tương lai.

Tăng nguồn thu nhập

Cốt lõi của tự do tài chính là có được thu nhập đủ lớn để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Để nguồn tài chính dồi dào thì thu nhập buộc phải gia tăng. Từ đó chất lượng cuộc sống được cải thiện, tiền bạc cũng không thể thao túng được bạn.

Để gia tăng nguồn thu nhập thụ động, bạn nên đa dạng danh mục đầu tư của mình, hoặc tìm thêm các công việc “tay trái”. Tuy nhiên, quỹ thời gian khá hạn hẹp, nếu khối lượng công việc chắc chắn sẽ khiến bạn kiệt quệ cả về sức khỏe và tinh thần, không thể đem đến hiệu quả.

Tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?

Để chi tiêu hợp lý, bạn hoàn toàn có thể chia số tiền nhàn rỗi của mình thành 2 hũ: Một hũ mua vàng và ...

Những sai lầm tài chính khiến bạn làm mãi vẫn nghèo

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể gia tăng sức khỏe tài chính nhanh nhất chính là trả hết các khoản nợ. Trả ...

Cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân hiệu quả

Cuộc sống luôn có những biến cố, nếu một ngày bạn mất việc, không có thu nhập, nguồn tài chính dự phòng sẽ là cứu ...

Trâm Trâm (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục