Ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, cả nước đã có 77 ổ dịch

(Banker.vn) Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây.
Tổ chức Y tế thế giới ra cảnh báo mới về bệnh sốt xuất huyết Năm 2023, sốt xuất huyết của Hà Nội liên tục lập đỉnh, gấp đôi so với TP. Hồ Chí Minh Nên bổ sung thực phẩm gì để phục hồi rụng tóc sau sốt xuất huyết?

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố, Trung tâm Kiểm dịch quốc tế về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam trong dịp Tết, tính từ ngày 8/2 đến ngày 13/2 (tức từ 29 Tết đến mùng 4 Tết), không ghi nhận ca mắc Covid-19, sởi và đậu mùa khỉ.

Theo báo cáo nhanh của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13/2, ghi nhận 2 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại Tiền Giang. Hiện, các ổ dịch đã được xử lý theo quy trình, quy định của Bộ Y tế và đang được giám sát, theo dõi.

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Chính phủ.
Hiện có 6 địa phương đang có 77 ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi. Ảnh Báo Chính phủ.

Như vậy, hiện có 6 địa phương đang có 77 ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi, gồm: An Giang 9 ổ dịch, thành phố Hồ Chí Minh 2, Bến Tre 6, Tiền Giang 10, Tây Ninh 45, Cà Mau 5, nhưng không ghi nhận trường hợp tử vong.

Ngoài ra, từ ngày 8/2 đến ngày 13/2, ghi nhận 181 trường hợp mắc tay chân miệng được báo cáo trên phạm vi cả nước; không ghi nhận trường hợp tử vong.

Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau ghi nhận 1 trường hợp bệnh dại trên người đã tử vong tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau đã tổ chức điều tra, giám sát và tham gia xử lý theo quy định.

Trong thời gian tới, tiếp tục theo dõi, giám sát và phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài.

Đồng thời, bảo đảm đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị, phương tiện phòng, chống dịch.

Cũng trong 6 ngày nghỉ Tết, cả nước không ghi nhận trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm, mới nổi như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), MERS-CoV...

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi.

Lê Nguyệt

Theo: Báo Công Thương