"Bom tấn" nhà Viettel tiếp tục tăng nóng, xô đổ hàng loạt kỷ lục

(Banker.vn) Chỉ sau 2 phiên giao dịch trên sàn HOSE, cổ phiếu VTP của Viettel Post đã phần nào thể hiện sức nóng của mình...

Ngày 12/3, cổ phiếu VTP đã có màn chào sàn HOSE "rực rỡ" khi tăng kịch biên độ 20% lên 78.400 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng khớp lệnh ở mức 684.000 đơn vị và dư mua giá trần còn 2,55 triệu cổ phiếu. Sang đến phiên hôm nay 13/3, tân binh này tiếp tục hút mạnh dòng tiền khi có tới 2,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh ngay trong phiên sáng, giá trị giao dịch tương ứng hơn 200 tỷ đồng. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất của VTP kể từ khi lên sàn chứng khoán.

Tiền vào ồ ạt nhanh chóng đẩy thị giá VTP tăng kịch trần lên lập đỉnh mới tại mức 83.800 đồng/cp, tăng gần 50% so với thời điểm đầu năm

Tiền vào ồ ạt nhanh chóng đẩy thị giá VTP tăng kịch trần lên lập đỉnh mới tại mức 83.800 đồng/cp, tăng gần 50% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, dù ở mức giá cao nhất lịch sử (đã điều chỉnh) nhưng cổ phiếu này vẫn "cháy hàng", dư mua giá trần vẫn còn hơn 300 nghìn đơn vị tính đến cuối gần cuối phiên giao dịch chiều 13/3.

Cổ phiếu VTP liên tục tăng nóng đưa giá trị vốn hóa thị trường của Viettel Post lập kỷ lục hơn 10.200 tỷ đồng, gấp 3,5 lần thời điểm một năm trước. Đây cũng là lần đầu tiên giá trị của "gã khổng lồ" ngành dịch vụ chuyển phát vượt ngưỡng 10.000 tỷ.

Theo tìm hiểu, Viettel Post hiện có vốn điều lệ gần 1.218 tỷ đồng, là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Hệ sinh thái logistics của Viettel Post dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch vụ như: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới…

Doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 23/11/2018 với mã chứng khoán VTP. Giá chào sàn phiên giao dịch đầu tiên của VTP là 68.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá gần 3.000 tỷ đồng. Như vậy, sau hơn 5 năm lên sàn, vốn hóa của Viettel Post đã tăng 240% so với thời điểm ban đầu.

Viettel Post hiện có vốn điều lệ gần 1.218 tỷ đồng, là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

Hiện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn là công ty mẹ nắm giữ đến 68,85 triệu cổ phiếu VTP, với tỷ lệ 60,83% vốn. Trong khi các lãnh đạo cấp cao hầu như không sở hữu cổ phiếu hoặc một số lượng rất nhỏ.

Năm 2023, Viettel Post ghi nhận 19.590 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 9,4% so với năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 48,7%, đạt 380 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 31/12/2023, quy mô tài sản của Viettel Post đạt hơn 6.777 tỷ đồng, chiếm phần lớn là tài sản ngắn hạn với 5.809 tỷ đồng, còn lại tài sản dài hạn với 967,9 tỷ đồng.

Hướng tới vị trí số 1 thị phần chuyển phát

Theo báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán ABS đánh giá triển vọng kinh doanh năm 2024 của Viettel Post sẽ lạc quan do tập trung mảng kinh doanh có biên lợi nhuận tốt hơn là chuyển phát và logistics. Viettel Post có ưu thế là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính lớn thứ 3 Việt Nam, giữ thị phần 18,6%, xếp thứ 3 sau VNPost và GHTK, và có mạng lưới đứng thứ 2 sau VNPost.

Viettel Post còn là doanh nghiệp logistics đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Robot AGV trong chia chọn tự động tại các trung tâm khai thác; sở hữu hệ thống logistics được đầu tư công nghệ hiện đại tại 3 trung tâm phân phối vùng, 4 trung tâm phân phối Fulfillment, 98 trung tâm phân phối tỉnh trên toàn quốc với tổng diện tích kho gần 740.000m2. Hiện tại, Viettel Post đang đẩy mạnh hợp tác với các sàn thương mại điện tử, hướng mục tiêu chiếm 20% thị phần chuyển phát trong năm 2024 và tiến dần đến vị trí số 1 thị trường.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và mạng lưới logistic tại Việt Nam và các nước trong khu vực Asean (Lào, Campuchia và Myanmar). Trong giai đoạn 2024 - 2025, công ty dự kiến sẽ chi khoảng 3.000 tỷ đồng để mở rộng hạ tầng kho bãi, đầu tư hệ thống chia chọn. Dự kiến trong tương lai, Viettel Post sẽ mở thêm công ty chuyển phát tại Lào và văn phòng đại diện tại Thái Lan, Trung Quốc... Mặc dù 95% doanh thu đến từ thị trường trong nước tuy nhiên ABS cho rằng thị trường nước ngoài là những nguồn tăng trưởng mới và lớn trong giai đoạn 2025-2030;

Ngoài ra, việc đưa các công nghệ mới vào hoạt động, cụ thể là hệ thống công viên logistics sẽ giúp công ty tối ưu chi phí. Viettel Post sẽ dùng kỹ sư có trình độ đại học để khai thác, giúp giảm 60 - 70% nhân công với thời gian lưu chuyển hàng hóa nhanh nhất, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh; Mặc dù thị trường đang cạnh tranh gay gắt về giá, tuy nhiên VTP dự kiến sẽ duy trì mặt bằng giá vận chuyển như hiện tại để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Viettel Post tham vọng mở rộng lĩnh vực chuyển phát sang Lào, Thái Lan và đặt mục tiêu chiếm 20% thị phần nội địa

Viettel Post dự kiến mở công ty chuyển phát tại thị trường Lào, mở văn phòng đại diện tại Thái Lan...

Ngày đầu chào sàn HOSE, vốn hóa của VTP vượt mốc 9.500 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch chào sàn HOSE, VTP tiếp tục tăng trần, qua đó đưa vốn hóa doanh nghiệp vượt 9.500 tỷ đồng.

Viettel đấu giá thành công băng tần, cổ phiếu trong họ đua nhau "xanh tím"

Phiên giao dịch đầu tuần, loạt cổ phiếu họ Viettel nhanh chóng đua nhau "xanh tím" trước thông tin tích cực về cuộc đấu giá ...

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục