Tại hội trường Quốc hội, ngày 1/6, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trân trọng cảm ơn rất nhiều ý kiến, tâm huyết sâu sắc của các vị đại biểu Quốc hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao đối với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, đánh giá cao kết quả đạt được, những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà mục tiêu mà Quốc hội giao.
Đồng thời, "các đại biểu Quốc hội cũng chia sẻ những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong một số lĩnh vực, gợi ý nhiều vấn đề, giải pháp có giá trị rất xác đáng. Chính phủ xin được tiếp thu tối đa để nâng cao trong công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng nên việc có mâu thuẫn, chồng chéo hay xung đột, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là không tránh khỏi. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời và kịp thời, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Liên quan tới một số vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2023 tình hình kinh tế thế giới rất khó khăn, nhưng các số liệu, chỉ tiêu trong nước cao hơn so với số đã báo cáo với Quốc hội. Đây là tín hiệu rất tích cực, kết quả này rất đáng trân trọng và tự hào; được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và đặc biệt được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Quốc hội.
Bộ trưởng cho biết, "Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện (các nước phát triển khác có hàng trăm năm, hệ thống pháp luật được hoàn thiện) nên trong quá trình chuyển đổi có mâu thuẫn, chồng chéo hay xung đột, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là không tránh khỏi. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời và kịp thời, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn".
Bên cạnh đó, còn là năng lực chống chịu thích ứng và ứng phó trước các biến động bên ngoài, cũng như năng lực cạnh tranh đang còn hạn chế, hậu quả COVID-19 để lại hết sức nặng nề và các doanh nghiệp phải gồng mình chống chịu trong thời gian qua; quy mô nền kinh tế không ngừng lên trong thời gian gần đây; một số bộ phận cán bộ đang tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh đùn đẩy trong xử lý công vụ.
Về một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ cơ bản đã nhận diện được những tồn tại, hạn chế, tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực, tận dụng cơ hội mới để phát triển đạt được mục tiêu cao nhất.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo có biện pháp thực thi chính sách phát triển mạnh hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho người lao động để giúp hỗ trợ cho nền kinh tế.
Về đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh đã thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để, giao tất cả các quyền cho bộ, ngành, địa phương, từ khâu lựa chọn dự án đến lập dự án, chuẩn bị dự án, giải ngân đầu tư công, việc điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ làm công tác tổng hợp, rà soát.
Bộ trưởng nêu thực tế, cùng mặt bằng pháp lý nhưng địa phương này thực hiện tốt, địa phương khác chưa thực hiện tốt, vấn đề do khâu tổ chức thực hiện.
Chính vì thế, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu HĐND các cấp quan tâm và giám sát địa phương mình, ngành mình, cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề giải ngân đầu tư công trong thời gian tới.
Về vấn đề quy hoạch, "nhờ có Nghị quyết 61 của Quốc hội về giám sát chuyên đề, các vấn đề vướng mắc trong công tác cơ bản để giải quyết và đến nay không còn ách tắc trong thể chế. Vấn đề hiện nay là tập trung lập, thẩm định và phê duyệt. Hiện đã hoàn thành 65 quy hoạch và đang triển khai là 39 quy hoạch, phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành 5 quy hoạch vùng còn lại và tất cả các quy hoạch của địa phương được lập, thẩm định và phê duyệt".
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, Chính phủ tiếp tục tập trung vào các vấn đề về dài hạn, trung hạn, trong đó tiếp tục thực hiện rà soát các quy định pháp luật, đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao các dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế...
Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Năm 2024 sẽ diễn ra Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ ... |
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ ... |
Chú trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng Đề cập tới nhiệm vụ thời gian tới, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chú trọng giữ vững ổn ... |
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|