Hình minh họa - Nguồn: Internet |
Theo đó, Thông tư 25/2021/TT-NHNN (Thông tư 25) bổ sung Điều 4a “Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử” như sau: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phải xây dựng quy trình kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư quy định, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư 25 cũng sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau: “Điều 12. Giới hạn về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất”. Theo đó, tại khoản 1, Điều 12, Thông tư quy định, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỉ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này.
Tại khoản 2, Điều 12, Thông tư quy định, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa áp dụng quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỉ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này thực hiện kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất kiểm soát giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất không vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. Trường hợp giới hạn lỗ ròng vượt 5% vốn điều lệ, vốn được cấp, thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngừng việc giao kết các hợp đồng phái sinh lãi suất mới, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nguyên nhân phát sinh lỗ, các biện pháp và thời hạn khắc phục.
Khi có nhu cầu giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất mới, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng, sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất để làm cơ sở thực hiện phù hợp với quy định tại Thông tư này. Giới hạn lỗ ròng về sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất được xác định bằng tổng lãi ròng và lỗ ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất còn hiệu lực cộng (+) tổng lãi ròng và lỗ ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất đã tất toán trong năm tài chính.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 12) sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất khi đáp ứng một trong 2 nội dung sau: Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó bao gồm hạn mức rủi ro lãi suất; hạn mức cắt lỗ; hạn mức tổng trạng thái rủi ro lãi suất đối với các sản phẩm phái sinh lãi suất; kiểm soát giới hạn lỗ ròng về hoạt động sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thông Thông tư 25/2021/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2022.
Lan Nguyễn
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|