Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng Thái Nguyên ứng phó điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

(Banker.vn) Bộ Công Thương nỗ lực trợ giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả việc DOC điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam.
Bộ Công Thương ban hành bản câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại: Bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Kiến nghị Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với Báo Công Thương làm tốt hơn nữa công tác truyền thông Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn: Thái Nguyên có nhiều cơ hội để xuất khẩu bứt phá

Sáng 15/8, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại... trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tham luận tại buổi làm việc liên quan đến vấn đề phòng vệ thương mại, bảo hộ nền sản xuất trong nước, ông Trịnh Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã thường xuyên theo dõi và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng Thái Nguyên ứng phó điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời
Ông Trịnh Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, cho biết, kể từ khi DOC nhận được đơn kiện của ngành sản xuất trong nước ngày 24/4/2024, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp

Cụ thể, liên quan đến kiến nghị của tỉnh Thái Nguyên với Bộ Công Thương về việc tiếp tục triển khai các hoạt động trợ giúp các doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với vụ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Về vấn đề này, Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn cho biết, kể từ khi DOC nhận được đơn kiện của ngành sản xuất trong nước ngày 24/4/2024, Bộ Công Thương (đầu mối là Cục Phòng vệ thương mại) đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp:

Thứ nhất, có các biện pháp cảnh báo sớm khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại từ tháng 9/2021.

Thứ hai, đăng tin công khai thông báo về vụ việc.

Thứ ba, phối hợp với Tổng cục Hải quan tổng hợp số liệu xuất khẩu pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam sang Hoa Kỳ và gửi công văn thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan;

Thứ tư, nộp bản lập luận và tham vấn tiền khởi xướng với DOC để phản đối vụ việc.

Thứ năm, làm việc với Bộ Thương mại Trung Quốc (Cục Phòng vệ thương mại Trung Quốc, Tham tán thương mại Trung Quốc tại Việt Nam) để trao đổi thông tin và đề xuất cách thức phôi xử lý vụ việc.

Thứ sáu, tổ chức buổi làm việc với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố có doanh nghiệp xuất khẩu pin năng lượng mặt trời lớn nhất sang Hoa Kỳ (trong đó có tỉnh Thái Nguyên) và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu pin năng lượng mặt trời của Việt Nam để trao đổi, hướng dẫn cách thức phối hợp, xử lý vụ việc.

Thứ bảy, tổ chức các buổi làm việc với các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và các Sở, ban ngành tỉnh Bắc Giang (nơi các doanh nghiệp này đặt trụ sở) để hướng dẫn xử lý vụ việc. Kết quả điều tra đối với các doanh nghiệp này sẽ quyết định đến kết quả của cả ngành.

Thứ tám, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan khác (trong đó có 3 công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là Công ty TNHH Phát triển năng lượng Trina Solar, Công ty TNHH Trina Solar Wafer, Công ty TNHH Trina Solar Cell).

Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn nhấn mạnh, hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc, các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam, doanh nghiệp bị đơn bắt buộc trả lời các bản câu hỏi của DOC dành cho hai Chính phủ và doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, UBND các tỉnh/thành phố liên quan xử lý vụ việc theo quy định.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng Thái Nguyên ứng phó điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời
Sáng 15/8, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên

Trong thời gian tới, để xử lý hiệu quả vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương kiến nghị:

Đối với các cơ quan nhà nước của tỉnh Thái Nguyên: Phối hợp, cung cấp thông tin theo đề nghị của Bộ Công Thương (nếu có). Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên cũng đã phối hợp thông tin liên quan cho Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương;

Đối với các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu pin năng lượng mặt trời tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần theo dõi sát diễn biến của vụ việc, liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương để được hỗ trợ kịp thời (nếu cần).

Đối với việc tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với ván sợi gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan ngày 13/8/2024, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã xác nhận Hồ sơ của các công ty đại diện cho ngành sản xuất trong nước yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan là đầy đủ, hợp lệ.

Trong số các công ty yêu cầu, có Công ty TNHH Dongwha Việt Nam có nhà máy tại tỉnh Thái Nguyên, công suất sản xuât: 460.000 m3 gô/năm, tổng đầu tư đến nay tại Thái Nguyên là 14.452 tỷ đồng và là một trong những doanh nghiệp có năng lực sản xuất gỗ MDF lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Theo quy trình điều tra, sau 45 ngày kể từ ngày có thông báo hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ quyết định có hoặc không tiến hành điều tra đối với vụ việc này. Nếu Bộ Công Thương quyết định tiến hành điều tra, biện pháp chống bán phá giá sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể bảo vệ thị trường trước áp lực lớn từ hàng hóa nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam trong thời gian tới.

Hoàng Giang

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục