Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN Bộ Công Thương gỡ khó để doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới |
Khoảng 3.500 học viên được đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử
Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, theo Kế hoạch đào tạo được giao, năm 2023, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức lớp tập huấn cho khoảng 3.500 học viên về thương mại điện tử. Trong đó, 1.400 đại biểu là các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp, giảng viên về thương mại điện tử; và khoảng 2.100 đại biểu là cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ở địa phương.
Đối với lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, Trung tâm đã phối hợp với Amazon Global Selling và Alibaba tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về thương mại điện tử xuyên biên giới cho hàng nghìn doanh nghiệp, người kinh doanh, nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam.
Nội dung tập huấn gồm các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, một số kỹ năng quan trọng, các bài giảng cụ thể, hấp dẫn, tăng tính tương tác và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp tham dự; tập trung mục tiêu là các doanh nghiệp trong các ngành hàng tiềm năng trong xuất khẩu xuyên biên giới; chia sẻ nhiều casestudy theo từng ngành nghề, lĩnh vực, những kinh nghiệm thực tế của các nhà bán hàng thành công trên Amazon.
“Chương trình tập trung vào một số đối tượng ngành hàng chính lợi thế của Việt Nam như: Thủ công mỹ nghệ, gỗ, quà tặng, nhà bếp; trang trí nhà cửa; may mặc; sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và cá nhân; tiện ích gia đình…” - đại diện Trung tâm Phát triển thương mại điện tử thông tin cho biết.
Hội thảo “Nâng cao kỹ năng xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử” cho doanh nghiệp Hà Nội |
Ngoài ra, trong năm 2023, Trung tâm còn có kế hoạch phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trên cả nước mở khoảng 5 lớp đào tạo trực tuyến, học trên hệ thống MOOC để đào tạo miễn phí cho khoảng 500 học viên là sinh viên các trường nhằm phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong thời đại công nghệ số.
Lãnh đạo Trung tâm Phát triển thương mại điện tử cho biết, nhằm triển khai các kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm 2023, Trung tâm đã chủ động liên hệ với các Sở Công Thương, các trường, Hiệp hội... để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và cách thức tổ chức khóa tập huấn, đào tạo trong năm.
Bên cạnh đó, Trung tâm là đầu mối lập kế hoạch, phối hợp với các Phòng, Trung tâm thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các đơn vị cung cấp giải pháp, các Sở Công Thương địa phương, các trường Đại học thực hiện quản lý và tổ chức các lớp đào tạo theo quy định.
“Với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử đã xây dựng khung chương trình đào tạo sát với năng lực, nhu cầu, phù hợp với xu hướng về thương mại điện tử. Đồng thời, kết hợp giữa giảng viên cơ hữu của Trung tâm, các phòng chuyên môn của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, và mời giảng viên, chuyên gia đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực mới trong thương mại điện tử và chuyển đổi số, nhằm tăng hiệu quả chất lượng trong công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử và kinh tế số” - Lãnh đạo Trung tâm Phát triển thương mại điện tử cho hay.
Các học viên tại Hà Nội nhận Giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình tập huấn giảng viên về thương mại điện tử và kinh tế số |
Bước tiến mới trong đào tạo
Nhằm mục tiêu giúp các giảng viên cập nhật các chính sách, xu hướng mới của kinh doanh số và công nghệ liên quan tới đào tạo thương mại điện tử, hỗ trợ các trường bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo, bài giảng, học liệu, thực tập và kiến tập cho sinh viên, qua đó, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên, năm 2023, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Chương trình tập huấn giảng viên về thương mại điện tử và kinh tế số tại Hà Nội (ngày 5/6), Đà Nẵng (ngày 7/6) và TP. Hồ Chí Minh (ngày 9/6)
Chương trình tập huấn giảng viên về thương mại điện tử và kinh tế số lần đầu tiên được tổ chức đã tạo ra bước tiến mới trong đào tạo lĩnh vực này tại các cơ sở giáo dục đại học nước ta. Chương trình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp và các nền tảng số hàng đầu cũng như các công ty cung cấp các giải pháp về trí tuệ nhân tạo.
Triển khai các lớp đào tạo theo đề án 645 tại các địa phương, 6 tháng đầu năm, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử đã phối hợp với Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố (Ninh Bình, Lai Châu, Hải Dương, Sơn La, Gia Lai...) tổ chức Hội nghị tập huấn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội. Các lớp tập huấn lựa chọn chủ đề hấp dẫn, phù hợp tình hình thực tế của các địa phương, do đó, thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Tại các khóa đào tạo, phiên thảo luận cũng như các bài giảng của diễn giả đã nhận được sự quan tâm và tương tác của đông đảo học viên. Đó là những chia sẻ rất cởi mở, thực tế, liên quan đến các giải pháp hỗ trợ vận chuyển, kết nối và tiêu thụ nông sản trên các nền tảng thương mại điện tử nội địa, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, hệ thống chuỗi cửa hàng, siêu thị trong và ngoài nước; Định hướng về cơ chế, chính sách phát triển thương mại điện tử; Giải pháp hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn…
6 tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử sẽ tiếp tục triển khai một cách hiệu quả các nhiệm vụ được giao, ngày càng kiện toàn và không ngừng phát triển để trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo, phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lại Việt Anh (thứ 3, từ phải sang) tham dự Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới tại TP. Hồ Chí Minh ngày 9/6 |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin thêm, cũng trong tháng 6, đơn vị đã phối hợp cùng Amazon Global Selling tổ chức chuỗi sự kiện về thương mại điện tử xuyên biên giới lớn nhất trong năm 2023. Theo đó, Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ đề “Tinh hoa châu Á, Bứt phá toàn cầu” diễn ra tại Hà Nội ngày 7/6 và TP. Hồ Chí Minh ngày 9/6, thu hút sự quan tâm của gần 2.000 doanh nghiệp trong nước tìm hiểu cơ hội khai thác tiềm năng từ nhu cầu thị trường toàn cầu bằng cách tận dụng xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới.
Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lại Việt Anh cho biết, những năm qua, Cục đã cùng Amazon Global Selling ký thoả thuận hợp cùng triển khai Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” với mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp địa phương thông qua thương mại điện tử.
Trong năm 2022, đã có 1.300 doanh nghiệp tham gia chương trình và được chia sẻ thông tin, kiến thức thông qua 9 khóa đào tạo do Amazon Global Selling và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức. Mục tiêu trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Cục và Amazon Global Selling sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo và hoạt động thực tế nhằm nâng cao kỹ năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin gia nhập CBEC một cách hiệu quả.
Lê Na
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|