Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lắp ráp ô tô

(Banker.vn) Trong năm 2025, Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hoá 8 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lắp ráp ô tô.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý về cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan hoạt động kinh doanh Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo phương án cắt giảm, đơn giảm hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương trong năm 2025.

Trong lĩnh vực ô tô, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 8 điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực lắp ráp ô tô.

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh lĩnh vực lắp ráp ô tô
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 08 điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực lắp ráp ô tô (Ảnh: VEAM)

Yêu cầu, điều kiện 1 quy định về loại đối tượng áp dụng các điều kiện kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô. Bổ sung gạch đầu dòng thứ 4 vào điểm a khoản 1, Điều 2 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau: “Phục vụ mục đích xuất khẩu."

Yêu cầu, điều kiện 2 quy định về trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Yêu cầu, điều kiện 3 quy định về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho các trường hợp cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại. Sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Đồng thời, sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Yêu cầu, điều kiện 4 về quy định về nội dung kiểm tra định kỳ/đột xuất đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Sửa đổi khoản 3 Điều 11 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Yêu cầu, điều kiện 5 quy định về yêu cầu về thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng đối với dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm quy định về yêu cầu về thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng đối với dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ Công Thương kiến nghị sửa đổi khoản 1 Mục V Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Yêu cầu, điều kiện 6 quy định về thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. Nội dung đơn giản hóa là bổ sung quy định về việc khi doanh nghiệp có vẫn bản thông báo chấm dứt hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, Bộ Công Thương ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận. Kiến nghị bổ sung điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Yêu cầu, điều kiện 7 quy định về trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Yêu cầu, điều kiện 8 quy định về một số biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP. Thay thế các Mẫu số 01,04,09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Trần Đình

Theo: Báo Công Thương