Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

(Banker.vn) Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị tổ chức và thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Công bố và Triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Quy hoạch tổng thể quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng Bộ Công Thương cơ bản hoàn thành công tác lập, thẩm định các quy hoạch

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa trách nhiệm thi hành Nghị quyết 90/NQ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị quyết 90 của Chính phủ) đồng thời xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 90 để tổ chức triển khai phù hợp với phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, của các cơ quan thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác triển khai Nghị quyết 90 của Chính phủ; đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn (nếu có).

Giao nhiệm vụ cụ thể tới từng đơn vị

Kế hoạch phân rõ nhiệm vụ của Bộ, của cơ quan đơn vị thuộc Bộ trong tổ chức triển khai nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết 90 của Chính phủ. Cụ thể:

Về việc hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam giai đoạn 2023–2030, tầm nhìn 2045 với mục tiêu phát triển hạ tầng lưới điện thông minh, hiện đại, đáp ứng quá trình chuyển dịch năng lượng, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia
Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, năng lượng

Cục: Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực, Công nghiệp, Công Thương địa phương, Xuất nhập khẩu, Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Vụ: Dầu khí và Than; Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Thị trường trong nước, Kế hoạch - Tài chính: tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng thể chế hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, hạ tầng ngành năng lượng, hạ tầng thương mại...

Về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở nâng cao năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới

Cục: Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công nghiệp, Xuất nhập khẩu, Hóa chất, Thương mại điện tử và Kinh tế số; các Vụ: Dầu khí và Than; Thị trường trong nước, Kế hoạch - Tài chính trong quá trình triển khai Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công thương đến năm 2030, định kỳ rà soát kết quả thực hiện và chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định việc ưu tiên, lựa chọn phát triển đối với các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới để tiến hành tổ chức triển khai.

Về phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn đất sự phát triển của quốc gia. Lựa chọn một số địa bàn, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Đồng thời có cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp để bảo đảm an sinh xã hội và từng bước phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh

Các Cục: Công Thương địa phương, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực; các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thị trường trong nước chuẩn bị nội dung tham gia ý kiến hoặc phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo...

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ
Xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Về hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng; kết nối hiệu quả với các hành lang kinh tế của khu vực và thế giới. Phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn

Các Cục: Công Thương địa phương, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Xuất nhập khẩu, Công nghiệp; các Vụ Kế hoạch - Tài chính. Thị trường trong nước chuẩn bị nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ trì.

Về triển khai các dự án quan trọng quốc gia

Các Cục: Điện lực và Năng lượng tải tạo, Công nghiệp, Xuất nhập khẩu; các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ, Dầu khí và Than chuẩn bị nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để tham gia ý kiến và phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ trì trong quá trình triển khai các dự án quan trọng quốc gia.

Về xây dựng thể chế, chính sách

Các Vụ: Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Đầu khí và Than, Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững; các Cục: Công Thương địa phương, Thương mại điện tử và kinh tế số, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực, Công nghiệp, Xuất nhập khẩu chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ; chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách.

Về thu hút đầu tư phát triển

Các Vụ: Dầu khí và Than, Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Chính sách thương mại đa biên; các Cục Điện lực và năng lượng tái tạo; Công nghiệp, Hóa chất, Xuất nhập khẩu... chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; hoặc chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển.

Về phát triển nguồn nhân lực

Vụ Tổ chức cán bộ chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Về bảo đảm an sinh xã hội

Cục Công Thương địa phương chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc chuẩn bị nội dung phổi hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và triển khai các dự án thành phần trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Về khoa học, công nghệ và môi trường

Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc chuẩn bị nội dung tham gia ý kiến, phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ cơ chế, chính sách về khoa học, công nghệ và môi trường.

Về bảo đảm nguồn lực tài chính

Các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ và Cục Công nghiệp chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ; hoặc chuẩn bị nội dung, tham gia ý kiến, phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không thuộc danh mục mà Nhà nước cần nắm giữ.

Về hợp tác quốc tế

Các Vụ: Chính sách thương mại đa biên, Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ hoặc chuẩn bị nội dung, tham gia ý kiến, phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ lĩnh vực hợp tác quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Gina Raimondo
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Gina Raimondo

Về bảo đảm quốc phòng, an ninh

Văn phòng Bộ chủ động tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ hoặc chuẩn bị nội dung phối hợp theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng thể chế, sửa đổi, bổ phòng, an ninh.

Tổ chức và triển khai thực hiện

Kế hoạch nêu rõ Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, của đơn vị theo quy định có trách nhiệm:

Nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 81 của Quốc hội, Nghị quyết 90 của Chính phủ và nhiệm vụ cụ thể được giao.

Khẩn trương cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao; xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thực hiện, kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công cụ thể người thực hiện; nghiên cứu lồng ghép, kết hợp với nhiệm vụ của đơn vị mình để thực hiện hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị kịp thời đề xuất các nội dung điều chính hoặc các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, gửi Vụ Kế hoạch Tài chính tổng hợp chung bảo cáo Lãnh đạo Bộ trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; định kỳ hằng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện bằng văn bản gửi Vụ Kế hoạch Tài chính trước ngày 15 tháng 10 hàng năm để tổng hợp chung trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Thu Hường

Theo: Báo Công Thương