Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

(Banker.vn) Công ty CP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định đặt mục tiêu tổng doanh thu chạm mốc 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận trước thuế như kết quả của năm 2023 là 320 tỷ đồng.

Công ty CP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) vừa thông báo, doanh nghiệp sẽ tổ chức đại hội cổ công (ĐHCĐ) thường niên 2024 vào ngày 27/4 tới.

Theo đó, trong năm 2024, Bidiphar đặt mục tiêu tổng doanh thu chạm mốc 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận trước thuế như kết quả của năm 2023 là 320 tỷ đồng.

Đối với các dự án đầu tư mới, Bidiphar muốn ĐHCĐ thông qua hạng mục đầu tư mới dự án Nhà máy OSD - Non Betalactam, tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng, dành cho dây chuyền sản xuất thuốc uống dạng rắn. Nhà máy được xây dựng ở Khu kinh tế Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn, Bình Định), đạt tiêu chuẩn GMP-EU, công suất 1,3 tỷ sản phẩm/năm (tương đương 10 tấn/năm).

4246-y-ty-binh-yynh
Bidiphar vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ 2024

Bidiphar xác định, năm 2024 nền kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào thời kỳ suy thoái, các cuộc khủng hoảng chính trị quốc tế đang diễn biến phức tạp, thiên tai, biến đổi khí hậu gia tăng… Điều này gây tác động xấu đến chuỗi cung ứng hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, trong đó, có nguyên vật liệu, máy móc để phục vụ sản xuất dược phẩm.

Cùng với đó, Việt Nam ngày càng có nhiều chính sách mở cửa, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, để đạt được mục tiêu trên, Bidiphar sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ thống để tăng vị thế cạnh tranh và thu hút đầu tư…

Theo tìm hiểu, Bidiphar tiền thân là Công ty Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty TNHH MTV do UBND tỉnh Bình Định làm chủ sở hữu (100% vốn Nhà nước) vào năm 2010.

Tháng 3/2014, Bidiphar chuyển đổi hình thức hoạt động từ Công ty TNHH MTV sang mô hình công ty cổ phần. Hoạt động chính của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế.

Năm 2018, cổ phiếu của Bidiphar chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, với mã chứng khoán DBD.

Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Bidiphar đạt hơn 1.988 tỷ đồng. Bidiphar đang có 13 bộ phận chuyên môn, 6 phân xưởng sản xuất và vận hành, 1 chi nhánh sản xuất, 16 chi nhánh phân phối tại các tỉnh/thành và 2 công ty thành viên do Bidiphar sở hữu 100%. Tổng nhân sự của Bidiphar là 1.266 người.

Về kết quả kinh doanh, năm 2023, Bidiphar đặt mục tiêu 1.800 tỷ đồng tổng doanh thu nhưng thực hiện chỉ được 1.732 tỷ đồng (đạt 96%), song lại đạt kỷ lục về lợi nhuận trước thuế (kế hoạch 2023 đạt 300 tỷ đồng, nhưng thực hiện lên đến 320 tỷ đồng).

Theo Bidiphar, dù doanh thu chỉ đạt 96% kế hoạch nhưng tăng trưởng 7% so với năm 2022. Doanh thu dược phẩm do doanh nghiệp sản xuất tăng trưởng 10% sau khi ghi nhận mức doanh thu 1.500 tỷ đồng vào năm 2022. Doanh thu hàng thiết bị y tế tiếp tục giảm 47% so với năm 2022. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 107% so với kế hoạch và so với năm 2022.

Nhìn lại giai đoạn 2019 - 2023, Bidiphar tăng trưởng rất ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu từ 1.321 tỷ đồng (năm 2019) đã tăng lên 1.732 tỷ đồng (năm 2023); lợi nhuận cũng tăng từ 174 tỷ đồng (năm 2019) lên mức 320 tỷ đồng trong năm qua.

SSI Research cho biết, cổ phiếu DBD của Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định nhấn mạnh rủi ro trung hạn với Bidiphar do tạm thời bị ngưng tiếp nhận hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc.

Việc phát sinh lỗi trong quá trình sản xuất khiến công ty phải thu hồi SKU thuốc điều trị ung thư Methotrexat 50mg/2ml vào tháng 12/2021 và tạm dừng sản xuất thuốc từ tháng 11/2023. Cục quản lý dược đã quyết định tạm dừng nhận hồ sơ cấp hay gia hạn đăng ký lưu hành các loại thuốc của Bidiphar cho đến tháng 11/2024. Các hồ sơ đăng ký của công ty đã nộp sẽ không còn giá trị.

Công ty đã thông báo có khoảng 300 số đăng ký thuốc đã được gia hạn tới 2027- 2028 hoặc còn vẫn còn có thời hạn đăng ký đến 31/12/2024 theo NQ 80/2023/QH15. Do đó, công ty vẫn đủ điều kiện sản xuất hầu hết các loại thuốc trong năm 2024.

Tuy nhiên, SSI cho rằng một số đơn đăng ký gia hạn vẫn có nguy cơ không được phê duyệt đúng hạn trong năm 2025 khi nghị quyết 80 hết hiệu lực từ đó có thể ảnh hưởng đến khoảng 5% danh mục thuốc. Thủ tục gia hạn thường mất khoảng 3 tháng.

Vì Bidiphar vẫn đủ điều kiện sản xuất hầu hết các loại thuốc trong năm 2024 và doanh số của SKU Methotrexat 50mg/2ml khá ít, SSI cho rằng tác động đối với danh mục sản phẩm hiện tại là không đáng kể. SSI quan ngại hơn về việc gia hạn đăng ký thuốc vào 2025 cũng như việc bị tạm dừng đăng ký thuốc mới cho đến khi việc ngừng tiếp nhận được gỡ bỏ.

Vợ Phó Chủ tịch HĐQT Dược Bình Định muốn mua vào 1 triệu cổ phiếu DBD

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/5, cổ phiếu DBD đứng tại mức giá 54.900 đồng/CP. Nếu tạm tính với mức thị ...

Bidiphar (DBD): Vợ Thành viên HĐQT muốn thoái sạch vốn

Trên thị trường chứng khoán, sau 6 phiên điều chỉnh nhẹ liên tiếp, chốt phiên 7/6, cổ phiếu DBD tăng hơn 2,41% lên mức giá ...

Người nhà lãnh đạo Dược phẩm Bidiphar (DBD) vừa bán ra 797.700 cổ phiếu

Được biết, từ 31/3 đến 12/7, cổ phiếu DBD vừa trải qua chuỗi giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu DBD giảm 12% từ 47.380 đồng ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán