Bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dược, Imexpharm giải trình thế nào?

(Banker.vn) Ngày 10/4, Bộ Y tế đã thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 448/ĐKKDD-BYT ngày 22/6/2020 của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (số 4, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Trong năm 2022, Dược phẩm Imexpharm đạt các mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động, con số doanh thu ấn tượng là 1.676 tỷ đồng và lãi ròng 223 tỷ.
Trong năm 2022, Dược phẩm Imexpharm đạt các mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động, con số doanh thu ấn tượng là 1.676 tỷ đồng và lãi ròng 223 tỷ.

Cụ thể, quyết định của Bộ Y tế cho biết, phạm vi kinh doanh của Imexpharm là xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc.

Ngay sau khi nhận được quyết định của Bộ Y tế, Imexpharm (HOSE: IMP) đã có văn bản phản hồi về vấn đề này. Theo văn bản Imexpharm gửi đến khách hàng và đối tác, việc Bộ Y tế thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược ngày 22/06/2020 là hoàn toàn chủ động theo đơn đề nghị từ phía công ty.

Imexpharm nhấn mạnh, công ty hiện có vốn đầu tư nước ngoài trên 50% nên không còn quyền phân phối (mua nguyên liệu, thành phẩm của cơ sở khác để bán).

Thêm vào đó, chứng nhận bị thu hồi là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất thuốc

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Imexpharm ghi nhận doanh thu hơn 1.676 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và vượt 13% kế hoạch, lãi sau thuế hơn 223 tỷ, tăng 18,2%. Kết quả, lợi nhuận trước thuế đạt 302 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2021 và vượt gần 10% kế hoạch.

Công ty cho biết việc tích cực mở rộng thị trường và quá trình thị trường hồi phục sau đại dịch Covid-19 đã giúp doanh thu công ty tăng mạnh. Đồng thời, công ty đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có giá trị và lợi nhuận biên cao, giúp lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.

Theo đánh giá mới đây của SSI Research, năm 2023 sẽ ghi nhận tăng trưởng của ngành dược bị hạn chế, lợi nhuận có thể ghi nhận mức thấp hơn trong bối cảnh thoái kinh tế có thể làm đình trệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe.

Imexpharm là một trong số các công ty dược phẩm lớn đang trong cuộc đua về nâng cấp chất lượng thông qua mục tiêu đạt tiêu chuẩn EU GMP cho các cơ sở sản xuất. Nếu thành công, các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn EU GMP sẽ được xét vào nhóm thuốc chất lượng cao nhất trong đấu thầu ở bệnh viện công.

Dược phẩm Imexpharm (IMP) chính thức "về tay" SK Investment Vina III

Dược phẩm Imexpharm (IMP): SK Investment muốn có thêm hơn 1% vốn điều lệ công ty

Imexpharm (IMP) thu về 56 tỷ đồng lợi nhuận trong quý III, tăng trưởng gần 80%

Như Quỳnh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán