Bất ngờ: Hàng tồn kho của CEO Group phần lớn là các dự án bị thanh tra, có dấu hiệu sai phạm

(Banker.vn) Chiếm đại đa số giá trị hàng tồn kho của CEO Group đang tập trung ở các dự án Quốc Oai, dự án River Silk City Hà Nam và một số dự án khác đang bị thanh tra và có dấu hiệu sai phạm.
Bất ngờ: Hàng tồn kho của CEO Group phần lớn là các dự án bị thanh tra, có dấu hiệu sai phạm
Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, CEO) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 6 tháng đầu năm 2023 đã soát xét.

Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group; HNX: CEO) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 6 tháng đầu năm 2023 đã soát xét.

Cụ thể, CEO ghi nhận doanh thu thuần ở 6 tháng đầu năm đạt 688 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ 2022; lợi nhuận gộp đạt 212 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với năm ngoái.

Kết thúc kỳ kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính của CEO giảm 68%, ghi nhận ở mức hơn 9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 28 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm từ 63 tỷ đồng ở năm 2022 về còn 42 tỷ đồng ở nửa đầu năm 2023.

Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng 17%, lên 48 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10%, duy trì ở mức gần 43 tỷ đồng.

Khấu trừ thuế phí, kết quả, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của CEO đạt 61 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính soát xét giảm 15,45%, tương đương hơn 11,5 triệu đồng so với báo với báo cáo tự lập.

Giải trình về biến động lợi nhuận, CEO cho biết nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên là do tổng doanh thu và thu nhập không thay đổi, trong khi tổng chi phí tăng 11,155 triệu đồng, dẫn đến giảm lợi nhuận sau thuế là 11,155 triệu đồng, tương đương 15,45%.

Bất ngờ: Hàng tồn kho của CEO Group phần lớn là các dự án bị thanh tra, có dấu hiệu sai phạm

Năm 2023 CEO đặt mục tiêu kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất năm 2023 đạt 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 315 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm CEO đã hoàn thành được lần lượt là 22% và hơn 2% kế hoạch năm.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của CEO đang ở mức 6.923 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm.

Tài sản ngắn hạn ở mức 3.445 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của CEO là hàng tồn kho, ghi nhận ở mức 1.458 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm.

Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đang ở mức 1.361 tỷ đồng, đang nằm ở các dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residence Phú Quốc, dự án Quốc Oai, dự án River Silk City Hà Nam và một số dự án khác.

Bất ngờ: Hàng tồn kho của CEO Group phần lớn là các dự án bị thanh tra, có dấu hiệu sai phạm
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của CEO là hàng tồn kho, ghi nhận ở mức 1.458 tỷ đồng

Tài sản dài hạn của CEO đang ở mức 3.478 tỷ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn là chi phí xây dựng dở dang ở mức 1.303 tỷ đồng, giảm gần 9% so với đầu năm.

Trong đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang ở dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City là 1.227 tỷ đồng, ở dự án Khu du lịch Green Hotel & Resort là 55 tỷ đồng và các dự án khác là 20 tỷ đồng.

Bất ngờ: Hàng tồn kho của CEO Group phần lớn là các dự án bị thanh tra, có dấu hiệu sai phạm
Chiếm tỷ trong lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn là chi phí xây dựng dở dang ở mức 1.303 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính, tại ngày 30/6 khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn của CEO là 663 tỷ đồng, giảm 14% so với hồi đầu năm, trong đó đã trích lập dự phòng gần 44 tỷ đồng.

Theo đó, trong danh mục khoản phải thu của khách hàng này xuất hiện rất nhiều “tên tuổi” mới với số tiền hàng chục tỷ đồng. Cụ thể:

Bất ngờ: Hàng tồn kho của CEO Group phần lớn là các dự án bị thanh tra, có dấu hiệu sai phạm
Danh sách đối tác của CEO tại thời điểm 30/6/2023.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phạm Gia, Công ty TNHH Thương mại và Kinh doanh Nguyễn Gia, Công ty CP Trường An Phú Quốc, Công ty CP thương mại Vạn Phát.

Một điểm đáng chú ý, Công ty Phạm Gia thành lập vào ngày 7/12/2020 còn Công ty Nguyễn Gia đều thành lập ngày 1/12/2020, hai công ty thành lập cách nhau 6 ngày, đều thuộc tỉnh Kiên Giang, và cùng có địa chỉ tại Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas and Resort, tổ 5, ấp Đường Bào, Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Cả 2 doanh nghiệp có cùng ngành nghề đăng ký kinh doanh mà ngành chính là sản xuất món ăn, chế biến thức ăn… Đồng thời một số trang thông tin cập nhật cả 2 doanh nghiệp đều đang tạm dừng kinh doanh có thời hạn. Không những thế, số điện thoại đăng ký cũng giống nhau.

Điểm đáng chú ý khác là cái tên Công ty CP Trường An Phú Quốc thậm chí mới thành lập từ cuối tháng 10/2022, chưa đến 1 tuổi, cũng tại tỉnh Kiên Giang.

Ở bên kia bản cân đối kế toán tổng nợ phải trả của CEO ở mức 3.147 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn với tổng số tiền là 2.374 tỷ đồng.

Về trái phiếu, tại báo cáo cho biết, năm 2020, CEO đã phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 220 tỷ đồng; kỳ hạn của trái phiếu là 36 tháng kể từ ngày phát hành (23/6/2020); đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo quyền và tài sản đảm bảo.

Mục đích phát hành, thực hiện dự án đầu tư tại Khu liền kề 3 thuộc dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City, phân khu 1 Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn CEO Group tiền thân là công ty TNHH Thương mại Xây dựng và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào năm 2001.

Từ 21/4/2015 công ty đã chuyển đổi thành Công ty CP Tập đoàn C.E.O, doanh nghiệp này có 24 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tại ngày 3/7/2023 CEO có vốn điều lệ là hơn 2.573 tỷ đồng.

Được biết, Tập đoàn CEO Group nổi tiếng trong ngành bất động sản với những dự án quy mô như: Sonasea Villas & Resorts Phú Quốc, Novotel Phu Quoc Resort, Sonasea Residences…

Tuy nhiên ít ai biết người sáng lập cũng như đứng sau những thành công của tập đoàn CEO Group chính là Doanh nhân ông Đoàn Văn Bình là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT của tập đoàn.

Song song với những dự án quy mô hoành tráng của CEO, cũng có những dự án dự án vừa bị rà soát và sai phạm.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ra loạt văn bản yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý do chậm tiến độ triển khai tại một số dự án của Công ty CP Tập đoàn CEO, cụ thể:

Đối với dự án dự án của CEO Group tại huyện Quốc Oai (Sunny Garden City), nằm trên địa bàn xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

Dự án được chủ đầu tư xúc tiến từ những năm 2006 và được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt vào năm 2007, có diện tích sử dụng đất 244.175 m2, đây là dự án “Chậm tiến độ thực hiện dự án tại 3 ô đất”, đó là ô đất CC3 (9.769 m2), trường tiểu học và CC5 (6.698 m2), trường mầm non; riêng đối với ô đất CC4, đang được xem xét gia hạn sử dụng đất 24 tháng.

Bên cạnh đó, liên quan đến dự án của CEO Group tại Mê Linh (CEO Mê Linh), dự án có vị trí nằm tại xã Đại Thịnh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh do Công ty TNHH CEO Quốc tế (Công ty thành viên của Tập đoàn CEO) làm chủ đầu tư.

Năm 2019, dự án Khu đô thị mới CEO Mê Linh được Thành phố tiến hành thanh kiểm tra và đã có Kết luận Thanh tra số 2991/KL-STNMT-TTr ngày 4/12/2019 “Dự án chưa được giao đất, chậm giải phóng mặt bằng”.

Hiện tại, dự án chưa giải phóng mặt bằng và đang tiến hành công tác điều tra, quy chủ lập hồ sơ.

Tại Hà Nam, dự án hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới River Silk City là dự án khu đô thị mới hiện đại do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư.

Dự án có quy mô 126ha và được chia làm 6 phân kỳ với tổng mức đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư Tập đoàn CEO đang triển khai phân kỳ II và III.

Là dự án được đầu tư chất lượng với tham vọng trở thành một điểm nhấn tại TP Phủ Lý.

Tuy nhiên, Tập đoàn CEO đã tổ chức lễ khánh thành hạ tầng kỹ thuật và giới thiệu dự án thuộc phân kỳ II và III từ ngày 10/11/2018 nhưng sau nhiều năm, dự án mới chỉ có lác đác căn hộ được xây dựng.

Trong khi đó, các lô đất xây dựng trường học và trung tâm thương mại của dự án vẫn chưa được triển khai.

Bên cạnh đó, tại dự án này cũng tồn tại rất nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Cụ thể, dự án hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới River Silk City có đến 59 trường hợp xây dựng không phép.

Trong số này, có 5 trường hợp xây nhà ghép trên nhiều lô đất không đúng quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.

Tập đoàn CEO cũng đã thực hiện xây dựng không đúng quy hoạch chi tiết 1/500 tại phân kỳ I. Đồng thời, xây 1 tòa nhà, sân tennis, bể bơi, sân bóng rổ trên diện tích quy hoạch đất cây xanh 2.722m2.

Tại phân kỳ II, III của dự án, chủ đầu tư cũng cho xây 2 sân tennis, bể bơi, sân bóng rổ, nhà tiện ích trên diện tích đất công trình công cộng với 8.774m2. Điều này được chỉ ra đã vi phạm Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và Luật Đất đai.

Cũng tại dự án này, ở phân kỳ II, III, có hơn 9.102m2 đất mặc dù đã được UBND tỉnh Hà Nam giao đất tại Quyết định số 2714/QĐ-UBND ngày 10/12/2019, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra vẫn chưa xác định được tiền sử dụng đất. Điều này được xác định đã vi phạm Khoản 3 Điều 108 Luật Đất đai.

CEO Group nhận giấy phép chào bán gần 260 triệu cổ phiếu ra công chúng

Ngày 29/6, Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) đã nhận giấy phép chào bán cổ phần ra công chúng do UBCKNN ...

Cổ phiếu CEO "vượt đỉnh" sau khi phát hành thành công 5,1 triệu cổ phiếu ESOP

Theo thông tin mới nhất, Công ty CP Tập đoàn CEO (HNX: CEO) vừa có nghị quyết HĐQT về việc xử lý cổ phiếu còn ...

Chủ tịch C.E.O Group đăng ký thực hiện quyền mua 26,59 triệu cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn C.E.O vừa đăng ký thực hiện quyền mua 26,59 triệu cổ phiếu CEO.

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán