Cụ thể, BaF Việt Nam thông qua bản thảo các hợp đồng đặt mua trái phiếu giữa Công ty với tư cách bên phát hành trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng và International Finance Corporation (IFC) với tư cách là bên mua trái phiếu.
Trong đó, IFC sẽ đặt mua trái phiếu với tổng giá trị mua là 300 tỷ đồng; đặt mua trái phiếu chuyển đổi với giá trị 600 tỷ đồng.
BaF Việt Nam cho biết thêm, Công ty dự kiến dùng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Công ty CP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh; phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 để làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ phát hành trái phiếu nói trên.
Tính tới 31/12/2022, BaF Việt Nam đang sở hữu 99,4% vốn tại Công ty CP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh (giá trị đầu tư 119,28 tỷ đồng, trích lập dự phòng 0,64 tỷ đồng) và sở hữu 98% tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 (giá trị đầu tư gốc là 19,6 tỷ đồng, trích lập dự phòng 0,45 tỷ đồng), ghi nhận là đầu tư vào Công ty con.
Như vậy, tổng vốn góp hai Công ty con này là 138,88 tỷ đồng, thấp hơn tổng giá trị hai lô trái phiếu dự kiến phát hành là 900 tỷ đồng.
Được biết, Công ty CP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh được thành lập ngày 24/3/2021 tại Tây Ninh; Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 được thành lập ngày 3/12/2019 tại Tây Ninh. Trong đó, đại diện pháp luật của cả hai Công ty đều là bà Bùi Hương Giang.
Trước đó, BAF Việt Nam vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần để nâng sở hữu lên 99,9% vốn điều lệ của Công ty CP Tây An Khánh – một doanh nghiệp chăn nuôi lợn ở Tây Ninh.
Công ty CP Tây An Khánh có địa chỉ tại khu phố 2, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, thành lập ngày 12/5/2021 và hoạt động chính là chăn nuôi lợn. Hiện doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
Trong đó, đại diện pháp luật của Công ty CP Tây An Khánh là ông Nguyễn Cửu Long, sinh năm 1970. Ngoài ra, ông Nguyễn Cửu Long còn là đại diện pháp luật của Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Long Hưng, Công ty CP Hữu cơ Ninh Bình, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đầu tư Khánh An, Công ty TNHH An Tây Ninh và Công ty CP Long Hưng - Như Xuân.
Mục đích của việc thâu tóm Tây An Khánh là nhằm mở rộng thị trường ở Tây Ninh. Hiện, BAF Việt Nam cũng đang sở hữu một loạt các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh này như: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Chăn nuôi Minh thành, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Bắc An Khánh, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đông An Khánh, Công ty TNHH Chăn nuôi Nam An Khánh, Công ty TNHH Đầu tư Trang Trại Xanh 1, Công ty TNHH Đầu tư Trang Trại Xanh 2, Công ty CP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh, Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi BAF Tây Ninh, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tâm Hưng và Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Tân Châu.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.158,2 tỷ đồng, tăng 60,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6,73 tỷ đồng, giảm 91,2% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 10,4% về còn 2,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 55,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 77,73 tỷ đồng, về 62,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 0,35 tỷ đồng, về 4 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 0,18 tỷ đồng, về 25,42 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 20,75 tỷ đồng, lên 47,14 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 32,3 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 17,46 tỷ đồng, lên 18 tỷ đồng (cùng kỳ 0,54 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, BaF Việt Nam ghi nhận lỗ 10,07 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 88,23 tỷ đồng, tức giảm 98,3 tỷ đồng.
Như vậy, BAF thoát lỗ trong quý IV chủ yếu nhờ lợi nhuận khác. Trong đó, Công ty không thuyết minh cơ cấu thu nhập khác trong quý IV, nhưng thuyết minh cả năm 2022, thu nhập khác tăng đột biến chủ yếu do lãi từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Chính vì vậy, BaF Việt Nam thoát lỗ quý IV chủ yếu nhờ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Luỹ kế trong năm 2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 7.047,3 tỷ đồng, giảm 32,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 292,97 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 292,97 tỷ đồng, Công không hoàn thành kế hoạch mà chỉ đạt 72,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
7 sai lầm nhà đầu tư cần tránh khi tham gia thị trường chứng khoán để tránh "xa bờ" Khi tham gia đầu tư thị trường chứng khoán, ngoài những lợi nhuận hấp dẫn mà cổ phiếu mang lại thì các nhà đầu tư ... |
Chuyên gia chứng khoán chỉ rõ nhóm ngành giữ đà tăng trưởng trong năm 2023 Trong năm 2023, Giám đốc Phân tích SHS cho rằng, nhóm ngân hàng sẽ duy trì được đà tăng trưởng, tuy nhiên nhóm này cũng ... |
Nhóm quỹ thuộc VinaCapital tiếp tục gom cổ phiếu PVS Từ đầu tháng 2, cổ phiếu PVS liên tiếp giảm điểm, đến ngày 7/2 cổ phiếu PVS mới “quay xe” tăng trở lại. Chốt kết ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|