Tham dự cuộc họp có Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng, ông Matthew Liaw - Phó Chủ tịch điều hành của APLMA; ông Andrew Ferguson – CEO của APLMA cùng đại diện một số ngân hàng quốc tế như CIBMB Bank, CTBC Bank, Axis Bank và một số ngân hàng hội viên của VNBA như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Tại cuộc họp, ông Andrew Ferguson – CEO của APLMA gửi lời chào tới Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng đã dành thời gian làm việc với APLMA, đồng thời cho biết cuộc họp nhằm xúc tiến việc thành lập Ủy ban của APLMA tại Việt Nam.
Toàn cảnh cuộc họp |
Theo đó, Ủy ban của APLMA thành lập nhằm thúc đẩy văn hóa phân phối khoản vay và các tài liệu không ràng buộc tiêu chuẩn tại thị trường cho vay Việt Nam; tăng cường quan hệ với các cơ quan quản lý và hiệp hội thương mại tại Việt Nam; tổ chức đào tạo và hội thảo tại Việt Nam…. Đại diện APLMA đề xuất trong khi chưa thành lập ngay Ủy ban tại Việt Nam có thể hai bên xem xét về việc thành lập Nhóm công tác để triển khai xây dựng kế hoạch về việc tiến tới thành lập Ủy Ban tại Việt Nam; đồng thời tăng cường trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn thông qua hội thảo, diễn đàn và/hoặc các nhóm công tác của ngành hoặc của chính phủ, nhằm đạt được hiểu biết chung về các khái niệm, phạm vi cũng như cách thức áp dụng các biện pháp, quy định của pháp luật và tổ chức đào tạo về các sản phẩm cho vay…
APLMA cũng đề xuất VNBA và APLMA sẽ phối hợp tổ chức tọa đàm về Chuyển đổi LIBOR tại Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời đại diện APLMA gửi lời mời VNBA để tham dự Hội nghị Thường niên của APLMA tại Singapore vào ngày 14/9/2022.
Tổng Thư ký VNBA phát biểu tại cuộc họp |
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng ghi nhận và đánh giá cao về đề xuất thành lập Nhóm công tác của VNBA và APLMA làm cơ sở hình thành, xem xét khả năng, xây dựng lộ trình và để tiến tới sẽ thành lập Ủy ban tại Việt Nam. Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cũng cho biết nếu thành lập Nhóm sẽ đề xuất một số ngân hàng là hội viên của VNBA tham gia. Tuy nhiên, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng đề nghị phía APLMA cần làm rõ thêm về mục đích thành lập, định hướng hoạt động của Nhóm công tác cũng như Ủy ban sau này. Đồng thời cần làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên tham gia; cơ chế phối hợp giữa VNBA và APLMA.
Các thành viên APLMA tham dự trực tuyến |
Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm, VNBA rất quan tâm tới nội dung về các mẫu hợp đồng tín dụng nói chung và hợp đồng tín dụng xanh nói riêng, để từ đó có thể xem xét xây dựng một mẫu hợp đồng tín dụng chung cho các hội viên. Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng đề nghị APLMA cung cấp các tài liệu liên quan đề chuyển tải tới tất cả hội viên VNBA tham khảo.
Về đề xuất phối hợp tổ chức các tọa đàm, hội thảo, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết sẽ xem xét cụ thể về quy mô, nội dung, hình thức (có thể là trực tuyến)… cũng như sẽ kêu gọi các hội viên tham gia các hội thảo, tọa đàm này. Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cảm ơn lời mời tham dự Hội nghị Thường niên của APLMA tại Singapore sắp tới và cho biết sẽ sắp xếp thời gian, chương trình công tác sau.
Hiệp hội Thị trường Cho vay châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) được thành lập vào năm 1998, có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy tăng trưởng, thanh khoản và thực tiễn tốt nhất trong các thị trường cho vay hợp vốn ở châu Á Thái Bình Dương. Thành viên của APLMA hiện có 368 hội viên, đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, công ty luật, công ty bảo hiểm, công ty dữ liệu, công ty xếp hạng và các nhà cung cấp dịch vụ khác. APLMA có chi nhánh ở Úc và Singapore, cũng như các Ủy ban nước ngoài ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, New Zealand và Đài Loan (Trung Quốc). Thông qua các Ủy ban khác nhau, APLMA thúc đẩy các tiêu chuẩn về các vấn đề liên quan đến thị trường cho vay hợp vốn, bao gồm tài chính xanh và bền vững, giao dịch khoản vay và tỷ lệ tham chiếu phi rủi ro. |
Bảo Đăng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|