Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) đã qua đời vào ngày 10/8 vừa qua, hưởng thọ 68 tuổi. Ông Nguyễn Thiện Tuấn sinh năm 1957 tại tỉnh Thanh Hóa, trình độ chuyên môn thạc sĩ kinh tế. Ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 21 tuổi, sau 10 năm làm việc, ông Tuấn được thăng tiến lên các vị trí quan trọng và làm giám đốc nhà nghỉ Bộ Xây dựng vào năm 1990.
Năm 2008, từ đơn vị trực thuộc Bộ Xây Dựng, DIC Corp được cổ phần hóa thành Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển Xây dựng, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 370 tỷ đồng và trên 30 công ty thành viên. Vào thời điểm đó, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Thiện Tuấn là người đại diện cho 32,5% vốn nhà nước tại DIC Corp.
Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn, từ một công ty nhỏ trực thuộc Bộ Xây dựng, Tập đoàn DIC đã vươn mình trở thành Top 10 Công ty Bất động sản uy tín nhất Việt Nam. Vốn điều lệ đạt 6.099 tỷ đồng; Tổng tài sản đạt 18.445 tỷ đồng. Ông Tuấn còn để lại di sản bằng những đại đô thị kiểu mẫu tại nhiều thành phố vệ tinh của Việt Nam. Tiêu biểu như: Khu đô thị DIC Chí Linh City; Khu đô thị DIC Đại Phước City Đồng Nai; Khu đô thị DIC Victory City Hậu Giang; Khu đô thị DIC Nam Vĩnh Yên City.
Phát triển kinh doanh gắn liền với lợi ích cộng đồng, đó là tôn chỉ hoạt động của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn hơn 3 thập kỷ điều hành Tập đoàn DIC. Chỉ tính riêng giai đoạn năm 2019 đến năm 2023, Tập đoàn DIC đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 1.500 tỷ đồng và gần 100 tỷ đồng cho các hoạt động vì cộng đồng trên phạm vi cả nước.
Trên sàn chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 12/8, cổ phiếu DIG có phiên giao dịch với thanh khoản tăng đột biến. Đáng chú ý, có thời điểm cổ phiếu này bị bán mạnh khiến thị giá giảm về mức sàn. Kết thúc phiên ngày 12/8, cổ phiếu DIG giảm 3,67%, xuống còn 22.300 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 34,2 triệu đơn vị, mức cao nhất trong gần một tháng trở lại đây.
Diễn biến giá cổ phiếu DIG |
Sự ra đi đột ngột của ông Tuấn đã gây chấn động trong giới đầu tư, khiến cổ đông lo ngại và ồ ạt bán tháo cổ phiếu. DIC Corp đã nỗ lực trấn an bằng thông báo về kế hoạch nhân sự kế nhiệm, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để xoa dịu tình hình. Cụ thể, ông Nguyễn Quang Tín - Tổng Giám đốc DIC Corp cho biết, mặc dù cựu Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn đã trải qua thời gian đau ốm kéo dài, việc ông Tuấn ra đi là cú sốc lớn đối với tập thể tổng công ty.
Về mặt hoạt động kinh doanh, trong nhiều năm qua, DIC Corp đã có sự chuẩn bị về nhân sự kế nhiệm, tiến hành chuyển giao điều hành cho thế hệ sau và ông Nguyễn Thiện Tuấn đa phần tập trung vào phát triển các mối quan hệ. Thông tin về nhân sự sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT sẽ được công bố sau khi HĐQT họp.
Theo tìm hiểu tại Website DIC Corp, sau khi ông Nguyễn Thiện Tuấn mất, HĐQT DIC Corp hiện gồm ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT (con trai ông Tuấn), bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Chủ tịch HĐQT (con gái ông Tuấn), ông Nguyễn Quang Tín – Thành viên HĐTQ kiêm Tổng Giám đốc, ông Đinh Hồng Kỳ - Thành viên độc lập HĐQT.
Theo cập nhật mới nhất, tại DIC Corp, ông Nguyễn Thiện Tuấn hiện nắm hơn 46,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,68%). Với thị giá hiện tại mức 22.300 đồng/cp, khối tài sản của ông Tuấn có giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.
Sau thông tin ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời, nhiều ý kiến cho rằng người đủ sức thay thế gánh vác “con tàu” DIC Corp có thể là con trai - Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Hùng Cường. Theo tìm hiểu, ông Cường có trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Kỹ sư xây dựng. Ngoài ra, ông Cường cũng đã có hơn chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng. |
Con trai ông Tuấn là Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch Tập đoàn DIC đang sở hữu hơn 61,9 triệu cổ phiếu DIG, tương ứng tỷ lệ 10,16%. Khối tài sản này có trị giá khoảng 1.380 tỷ đồng.
Con gái ông Tuấn là Nguyễn Thị Thanh Huyền hiện cũng đang là Phó chủ tịch HĐQT đang nắm gần 18,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,98%). Khối tài sản này có giá trị khoảng hơn 400 tỷ đồng.
Các thành viên khác trong gia đình, như vợ ông Tuấn, các em và con rể sở hữu không nhiều. Tổng cộng cả gia đình đang sở hữu khối tài sản trị giá hơn 2.900 tỷ đồng.
Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng hiện nay có xuất phát điểm là Nhà nghỉ Bộ Xây dựng được thành lập từ năm 1990, sau đó chuyển đổi mô hình thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ du lịch (năm 1993) và Công ty Đầu tư Phát triển – Xây dựng (năm 2001). Đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng đóng tại địa bàn Thành phố Vũng Tàu, hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, phát triển đô thị và kinh doanh dịch vụ du lịch.
Năm 2007, Bộ Xây dựng (là đơn vị chủ quản) đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ Công ty Đầu tư phát triển xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đây là chủ trương của Nhà nước vì DIC không phải là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu đối với nền kinh tế như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, xăng dầu, quốc phòng,…
Ban chỉ đạo cổ phần hóa DIC Corp đã thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo tại Quyết định số 352/QĐ-BCĐ ngày 07/03/2007. Theo đó, thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc đa số là nhân sự thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương, DIC Group chỉ có người đại diện vốn tham gia với tư cách cung cấp các hồ sơ, giấy tờ liên quan để phục vụ công tác cổ phần hóa.
Ngày 22/8/2007, Ban chỉ đạo cổ phần hóa có Văn bản số 430/DIC Corp-BCĐ gửi Bộ Xây dựng về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng và ngày 15/10/2007, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BXD về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ: Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng.
Năm 2008, DIC Corp được chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 370 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước thông qua Bộ Xây dựng chiếm chi phối (65,06%), cổ đông chiến lược Vina Capital (7,84%), bán ưu đãi người lao động 2,91% và bán đấu giá công khai 24,19%.
Thời điểm này, ông Tuấn đại diện phần vốn Nhà nước, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc DIC Corp nắm giữ hơn 19,5 triệu cổ phần, tương đương 32,5% vốn của công ty nhưng cá nhân ông chỉ sở hữu 4.702 cổ phần.
Đến đầu năm 2009, DIC Corp tăng vốn lên 600 tỷ đồng thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Vào ngày 19/8/2009, Tập đoàn DIC chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán DIG.
Đáng chú ý, kể từ khi niêm yết, DIC Corp liên tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn. Cụ thể, cuối năm 2009, DIC Corp thực hiện phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu cho 25 nhà đầu tư cá nhân/tổ chức để tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng, giá phát hành là 100.000 đồng/cp.
Nếu tính theo mức giá này, 39 triệu cổ phần vốn Nhà nước trong DIC Corp vào thời điểm đó có giá trị lên tới 3.900 tỷ đồng. Trong trường hợp đấu giá trọn lô, số tiền thu về có thể sẽ còn cao hơn nhiều. Với nghiệp vụ phát hành riêng lẻ này đã làm giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước từ mức có quyền phủ quyết chi phối 65% về chỉ còn 55,7%.
Tiếp theo, vào tháng 8/2015, DIC Corp chào bán riêng lẻ 19,9 triệu cổ phiếu, trong đó phát hành 15 triệu cổ phiếu cho Vietnam Enterprise Investments Limited (một quỹ của Dragon Capital) và phát hành 4,9 triệu cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân với giá chào bán 10.600 đồng/cổ phiếu. Sau nghiệp vụ này, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước thông qua Bộ Xây dựng tiếp tục giảm về 51,04%.
Hơn một năm sau, tức vào tháng 12/2016, DIC Corp tiếp tục phát hành riêng lẻ 6,5 triệu cổ phiếu với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, phần lớn trong số đó (5 triệu đơn vị) bán cho chính ông Tuấn. Kết quả, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại DIC Corp tiếp tục giảm về còn 49,6% và lúc này Nhà nước (đại diện là Bộ Xây dựng) không còn là cổ đông chi phối tại doanh nghiệp này nữa.
Ngày 28/11/2017, đánh dấu bước ngoặt quan trọng sau khi Bộ Xây dựng bán hết 118,3 triệu cổ phần DIG bằng phương thức bán khớp lệnh trên sàn chứng khoán, qua đó DIC Corp thực hiện thành công thoái 49,65% vốn nhà nước chuyển sang mô hình Tập đoàn kinh tế tư nhân.
Đáng chú ý, phiên thoái vốn gây sốt với nhà đầu tư lúc bấy giờ vì chủ yếu diễn ra trong phiên ATC ngày 28/11/2017 khi chỉ trong 2 phút cuối giờ giao dịch, khoảng 121,7 triệu cổ phiếu DIG được khớp lệnh với giá chủ yếu 19.250 đồng/cp. Nếu tính cả phiên hôm đó, có tới 128,4 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh, phần lớn ở mức giá trần với tổng giá trị 2.468 tỷ đồng.
Ngày 26/12/2017, Bộ Xây dựng có Văn bản số 39/BXD-QLDN chấp thuận kết quả thoái vốn nhà nước tại DIC, xác nhận số tiền DIC đã nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 2.274 tỷ đồng tại Ủy nhiệm chi ngày 14/12/2017 của Công ty CP Chứng khoán MB theo đúng quy định. Như vậy, cộng cả khoảng 350 tỷ đồng cổ tức tiền mặt được chia trong giai đoạn 2009 - 2017, Bộ Xây dựng thu về khoảng 2.624 tỷ đồng từ DIC Corp, thấp hơn nhiều nếu so với mức định giá 65% vốn Nhà nước tính theo giá phát hành riêng lẻ năm 2009 là 3.900 tỷ đồng.
Báo lãi cao nhất 10 quý, DIC Corp cũng chỉ hoàn thành 4,7% kế hoạch lợi nhuận 2024 Với khoản lỗ lớn của quý đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế lũy kế 6 tháng của DIC Corp chỉ đạt gần 48 tỷ ... |
Cổ phiếu DIG "có biến" sau khi Chủ tịch qua đời DIC Corp của cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn được biết đến là một tập đoàn bất động sản đình đám, nắm quỹ đất rất ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|