Cụ thể, ngày 23/8, Agribank đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc bổ nhiệm ông Vương Hồng Lĩnh, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Agribank. Hiện ngân hàng này vẫn chưa công bố thông tin chi tiết về tiểu sử và quá trình công tác của ông Lĩnh.
Đồng chí Đào Minh Tú – Phó Thống đốc thường trực NHNN trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Vương Hồng Lĩnh giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Agribank. Ảnh: Agribank |
Sau quyết định trên, Ban Điều hành Agribank đang có 9 thành viên, trong đó ông Phạm Toàn Vượng giữ chức Tổng Giám đốc. Đầu tháng 8, Agribank đã thông báo bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc, nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính riêng soát xét giữa niên độ 2024, Agribank ghi nhận nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần đạt 30.634 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,8% so với cùng kỳ 2023.
Các hoạt động kinh doanh khác ngoài lãi như lãi từ hoạt động dịch vụ và lãi từ kinh doanh vàng, ngoại hối cùng tăng trưởng lần lượt 11% và 59% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 2.153 tỷ đồng và 2.028 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu đột biến từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động khác đem về cho Agribank hơn 3.110 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, Agribank ghi nhận khoản lỗ hơn 55 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư. Cùng với việc chi phí hoạt động tăng nhẹ 4,4% lên 13.810 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại Agribank đạt hơn 24.066 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, trong 6 tháng đầu năm Agribank đã đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 11.051 tỷ đồng, tăng tới 24% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhà băng này ghi nhận lãi sau thuế giảm nhẹ 2%, còn 13.015 tỷ đồng.
Trong khi Vietcombank, BIDV và Vietinbank đều có kết quả lợi nhuận tăng trưởng tích cực, Agribank trở thành ngân hàng duy nhất trong nhóm Big4 báo lãi đi lùi trong 6 tháng đầu năm 2024.
Năm 2024, ngân hàng này đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 26.960 tỷ đồng. Như vậy, Agribank đã thực hiện được gần 50% kế hoạch lợi nhuận sau nửa đầu năm 2024.
Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,07 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 2,9% lên hơn 1,56 triệu tỷ đồng, tiền gửi tại các TCTD khác giảm 15% xuống còn 238.352 tỷ đồng và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 17% xuống còn 18.864 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả cũng tăng 1% lên 1,96 triệu tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 1% lên hơn 1,83 triệu tỷ đồng. Cuối kỳ, phát hành giấy tờ có giá tăng 14% so với đầu năm, lên hơn 69.397 tỷ đồng.
Về chất lượng tài sản tại Agribank, tổng nợ xấu tính đến cuối tháng 6 là 29.274 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 tăng lần lượt 75% và 17% thì điểm tích cực là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm 17% xuống còn 15.885 tỷ đồng. Nhờ cho vay khách hàng đi lên, kết quả, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank giảm từ 1,85% vào cuối năm ngoái xuống 1,84%.
Ngân hàng nào có tổng tiền gửi nhiều nhất nửa đầu 2024? Nửa đầu năm 2024, theo công bố báo cáo tài chính của 29 ngân hàng tổng tiền gửi đạt gần 12,2 triệu tỷ đồng, tăng ... |
Có 500 triệu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại Agribank nhận lãi bao nhiêu? Theo khảo sát ngày 19/8/2024, lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) áp dụng cho khách hàng ... |
Lô trái phiếu “3 không” giá trị 10 nghìn tỷ của Agribank sắp về tay nhà đầu tư Ngày 28/8, Agribank sẽ chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu "3 ... |
Ánh Kim
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|