ACBS: Rủi ro suy thoái và khủng hoảng năng lượng trên thế giới thách thức kinh tế Việt Nam

(Banker.vn) Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cập nhật về những rủi ro với nền kinh tế Việt Nam trong hai tháng cuối năm 2022.
4 giải pháp phát triển ổn định, bền vững và minh bạch thị trường chứng khoán

Theo ACBS, lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt nửa cuối năm 2022 khi hơn 16 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ (Fed) và Anh (BOE).

ACBS kỳ vọng sang năm sau, khi áp lực lạm phát sẽ vẫn còn trong một vài tháng đầu năm, nếu hành động của các ngân hàng trung ương có tác động như dự kiến và lạm phát được kiểm soát, chính sách tiền tệ có thể được nới lỏng trong nửa cuối năm. Khi đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ lại trở thành ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách.

Một số rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hai tháng năm 2022 như rủi ro suy thoái gia tăng ở các nước trên thế giới, Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Một số rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hai tháng cuối năm 2022 như rủi ro suy thoái gia tăng ở các nước trên thế giới, Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Fed cùng với BOE và ECB đang ngừng tái đầu tư tài sản đáo hạn và bắt đầu thu hẹp giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ. Fed dự kiến sẽ thu hẹp khoảng 400 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán vào cuối năm 2022.

ECB và BOE cũng có kế hoạch giống Fed. Morgan Stanley ước tính rằng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ giảm khoảng 4.000 tỷ USD vào cuối năm tới. ACBS nhận định những sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến giá trị VND trong những tháng tới.

Cùng với đó, rủi ro suy thoái gia tăng, đặc biệt là ở Mỹ và EU, ở các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU và Trung Quốc có thể làm chậm các hoạt động thương mại vốn vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam.

Rủi ro mà ACBS chỉ ra nữa là khủng hoảng năng lượng toàn cầu vẫn đang gây khó khăn lớn cho nhiều quốc gia như EU phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng trong mùa đông này và kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ có thể tiếp tục gia tăng áp lực lên giá giá dầu.

Giá dầu tăng cao một lần nữa có thể gây áp lực tăng lên lạm phát gây ra bởi ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu tăng cao trong nước của Việt Nam và gia tăng áp lực lên chi phí vận tải, ngoài ra gián tiếp làm tăng áp lực lên giá các nguyên vật liệu sản xuất.

Báo cáo của ACBS còn đề cập đến việc Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero-COVID.

Bên cạnh những rủi ro, khối phân tích cũng nói đến một số điểm thuận lợi cho kinh tế Việt Nam như khả năng kiểm soát tốt lạm phát, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi.

ACBS duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong khoảng 5,4 - 7,6% trong quý IV và khoảng 7,8 - 8,4% cho cả năm 2022.

Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 6,5%

Chiều ngày 10/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với ...

Hiệp định EVFTA mang lại nhiều kết quả tích cực với các doanh nghiệp

Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo “Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA từ góc ...

Thanh toán nợ của Chính phủ đạt gần 72% kế hoạch sau 10 tháng đầu 2022

Bộ Tài chính đánh giá cho đến nay, việc trả nợ của Chính phủ tiếp tục được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong ...

Thuận An (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán