8 trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm theo Luật Đất đai 2024

(Banker.vn) Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Luật Đất đai, Nghị định về đất lúa phải có cơ chế để các địa phương phát triển kinh tế-xã hội Vì sao cần “liều thuốc” cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản? 'TP. Hồ Chí Minh: Sau 1/8, những dự án bất động sản ''đắp chiếu'' liệu có ''hồi sinh’'?

Ngyaf 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Các Luật nêu trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Trong đó, Luật Đất đai mới có hiệu lực sớm 5 tháng so với thời điểm quyết định.

8 trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm theo Luật Đất đai 2024
Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất... (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 8 trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

Trường hợp thứ nhất, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Trường hợp thứ 2, người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.

Trường hợp thứ 3, đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.

Trường hợp thứ 4, đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Trường hợp thứ 5, đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.

Trường hợp thứ 6, người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Trường hợp thứ 7, đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Cuối cùng, đó là trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Ngoài ra, các trường hợp quy định tại các trường hợp 6, 7 và 8 Điều 81 không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.

Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai…

Trong tổng số 260 điều của Luật Đất đai, có 97 điều giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Đối với các nội dung không phải quy định chi tiết cần phát huy ngay hiệu quả khi thực hiện mà không cần chờ văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền của người sử dụng đất như: chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đất đai đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; chính sách tài chính đất đai, giá đất; cho phép người sử dụng đất được sử dụng kết hợp đa mục đích; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất, giảm bớt chi phí tuân thủ trong tiếp cận đất đai…

Ngọc Anh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục