5.000 tỷ đồng trái phiếu cấp tập “chảy” về VinFast

(Banker.vn) Trong ngày 31/7/2023, Công ty CP VinFast đã phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới 5.000 tỷ đồng.
Thị giá cổ phiếu xuống dưới mức chào sàn, VinFast rời danh sách 10 hãng xe giá trị nhất thế giới
VinFast huy động 5.000 tỷ đồng chỉ trong một ngày

Ngày 29/8/2023, VinFast đã có báo cáo với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc phát hành thành công lô trái phiếu VIFCB2325003 trị giá 2.000 tỷ đồng vào ngày 31/7 cho cá nhân và tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, lô trái phiếu này có kỳ hạn 20 tháng, sẽ đáo hạn vào ngày 31/3/2025. Mức lãi suất được công bố là 14,5%/năm, định kỳ trả lãi 3 tháng một lần.

Đáng chú ý, trước đó, lần lượt vào các ngày 31/7 và 15/8, VinFast đã công bố thông tin về việc phát hành các lô trái phiếu VIFCB2325001 và VIFCB2325002, mỗi lô trị giá 1.500 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu có kỳ hạn 18 tháng, lãi suất 14,4%/năm, dự kiến đáo hạn vào ngày 31/1/2025. Còn lô trái phiếu VIFCB2325002 có kỳ hạn 20 tháng, lãi suất 14,5%/năm, dự kiến đáo hạn vào ngày 31/3/2025.

Thị giá cổ phiếu xuống dưới mức chào sàn, VinFast rời danh sách 10 hãng xe giá trị nhất thế giới
Thông tin 3 lô trái phiếu được VinFast phát hành trong ngày 31/7/2023 (Tổng hợp từ HNX)

Như vậy, chỉ trong một ngày, VinFast đã huy động tổng cộng 5.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.

Đáng chú ý, bên cạnh số tiền này, hãng xe này còn nhận được khoản tài trợ 2,5 tỷ USD từ Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập Phạm Nhật Vượng. Trong đó, ông Vượng đóng góp vào nguồn ngân sách này 1 tỷ USD từ tài sản cá nhân. Về phía công ty mẹ, Vingroup tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD, đồng thời cho VinFast vay 1 tỷ USD thời hạn tối đa 5 năm. Được biết, hồi đầu tháng 8, Vingroup đã ra thông báo về việc chào bán 5 lô trái phiếu với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng. Tổng số tiền huydodongj được sẽ được cho VinFast vay để đầu tư dự án sản xuất ô tô tại Cát Hải, Hải Phòng.

Cũng cần nói thêm, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh VinFast đang có những bước tiến ấn tượng ra thị trường quốc tế và liên tục đạt được các kế hoạch đề ra trong sản xuất kinh doanh. Khoản tài trợ từ Chủ tịch Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup được kỳ vọng sẽ làm gia tăng nguồn lực tài chính cho sự phát triển của VinFast.

Chia sẻ về thông tin này trên sóng CNN ngày 22/8 (giờ Mỹ), CEO. VinFast Lê Thị Thu Thuỷ cho hay, với khoản tài trợ này, VinFast có thể hoạt động bình thường trong ít nhất 2 năm nữa và có thể đạt mục tiêu hòa vốn.

Dữ liệu thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, tính tới ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của VinFast đạt 15.560 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức 9,85 lần, tương đương tổng nợ phải trả là 153.266 tỷ đồng (rơi vào khoảng 6,4 tỷ USD). Trong đó, dư nợ trái phiếu là 14.000 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán quốc tế, sau khi niêm yết trên sàn Nasdaq vào ngày 15/8, cổ phiếu VFS của VinFast đã tạo được không ít dấu ấn đối với cả các nhà đầu tư cũng như giới truyền thông. Sự xuất hiện của hãng xe điện Việt đã tạo ra sự hưng phấn không hề nhỏ cho các “chứng sĩ” Mỹ. Cổ phiếu VFS đã từng thiết lập mức giá kỷ lục lên tới 82,35 USD/cp vào ngày 28/8, giúp vốn hoá vượt mốc 190 tỷ và “chễm chệ” ở ngôi vị thứ 3 trong danh sách những nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới, vượt qua cả những hàng xe lâu đời như Ford, General Motors,…

Tuy nhiên, ngay sau đó, cổ phiếu này “quay xe” và tính tới nay đã có 7 phiên giao dịch lao dốc liên tiếp. Như Kinhtehungkhoan.vn đưa tin, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/9, VFS đóng cửa ở mức 17,99 USD/cp, giảm 26,57% so với cuối phiên trước. Theo đó, vốn hoá thị trường của VinFast chỉ còn 41,7 tỷ USD, tụt 5 bậc, xuống vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng các hãng xe giá trị nhất thế giới. Sau một thời gian “vượt mặt” Ford và General Motors, giờ đây, VinFast đã lùi lại phía sau.

Nói thêm về sự sụt giảm thị giá cổ phiếu VFS thời gian gần đây, trên thực tế, kịch bản này đã được rất nhiều chuyên gia dự báo.

Còn nhớ, ông Jay Ritter, nhà nghiên cứu tài chính tại Đại học Florida từng chia sẻ trên Nikkei Asia rằng, sự hưng phấn của các nhà đầu tư trong ngày VinFast ra mắt đã khiến cho hãng này được định giá cao hơn giá trị thực. Mặt khác, giá trị thả nổi thấp sẽ khiến cho cổ phiếu có xu hướng dao động mạnh. Theo vị chuyên gia này, sự biến động của giá cổ phiếu VFS sẽ được cải thiện sau khi VinFast phát hành thêm hàng.

Thậm chí, ông Ritter còn dự báo, thị giá của VFS có thể giảm xuống dưới 10 USD/cp, khi có thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định, đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và điều tương tự đã xảy ra đối với các công ty niêm yết qua SPAC khác.

Doanh nghiệp tuần qua: Xây dựng Hòa Bình, Novaland chuyển lỗ nặng sau soát xét, VinFast “đánh rơi” 122 tỷ USD

Mùa kiểm toán bán niên 2023, trong khi nhiều doanh nghiệp chậm nộp báo cáo bị HOSE “bêu tên” thì không ít doanh nghiệp phải ...

Nỗ lực tăng điểm bất thành, cổ phiếu VFS mất 6,24% giá trị

Trong phiên giao dịch ngày 6/9 (giờ Mỹ), mặc dù đã có những thời điểm cổ phiếu VFS chuyển sắc xanh nhưng sau cùng, mã ...

Sau khi lập đỉnh trên sàn Mỹ, cổ phiếu VFS quay đầu giảm mạnh

Sau đà tăng mạnh trong thời gian cuối tháng 8, cổ phiếu VFS bất ngờ giảm mạnh và tiếp tục dò đáy trong phiên giao ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục