Sabeco báo lãi giảm 32% trong qúy 2, cổ phiếu SAB vẫn “bứt phá”
Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu quý 2 đạt 8.312 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ. Tuy vậy tỷ lệ giảm chi phí vốn chỉ 1,7% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.488 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ.
Doanh thu giảm nhưng chi phí vốn, chi phí bán hàng và cả chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận sau thuế giảm 32,5% còn 1.210 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu Sabeco đạt 14.526 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.777 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2.214 tỷ đồng, giảm 26,9% so với số lãi 3.029 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái và mới hoàn thành hơn 38,3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong cơ cấu doanh thu của Sabeco, phần lớn là doanh thu bán bia, đạt 12.911 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Dù công bố kết quả kinh doanh giảm sút nhưng kết phiên hôm nay 26/7 cổ phiếu SAB vẫn tăng 2,28%.
Chuyển động cùng 360° doanh nghiệp ngày 27/7/2023 |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) ghi nhận 84.020 tỷ đồng dư nợ cho vay khách hàng tại ngày 30/6/2023, tăng 2,4% so với đầu năm.
Đặc biệt, chất lượng tín dụng của ABBank cho thấy xu thế đi xuống đáng quan ngại; trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt 1.385 tỷ đồng, tăng 2,5 lần sau nửa đầu năm; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng hơn 3 lần lên 1.311 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm 20% xuống mức 1.123 tỷ đồng.
Xét về giá trị tuyệt đối, tổng nợ xấu nội bảng của nhà băng này đạt mức 3.820 tỷ đồng, tăng 1.454 tỷ đồng (tương đương tăng 61,5%) so với hồi đầu năm.
Giữa bối cảnh dư nợ tín dụng tăng khiêm tốn, việc tổng giá trị nợ xấu tăng vọt khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ABBank "nhảy dựng" lên mức 4,5%, tương đương tăng 1,6 điểm % trong 6 tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu vượt qua ngưỡng 3% sẽ làm ABBank bị giới hạn nhiều hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giai đoạn kế tiếp.
Bên cạnh đó, điểm đáng lưu tâm là nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của ABBank tính đến ngày 30/6/2023 tăng 85% so với đầu năm lên 3.071 tỷ đồng. Dù nợ nhóm 2 chưa phải là nợ xấu, nhưng có thể nhận thấy nguy cơ chuyển nợ xấu tại ngân hàng trong tương lai nếu không có giải pháp quản lý, xử lý ngăn ngừa kịp thời, hiệu quả.
Không chỉ gặp tình trạng "phình to" nợ xấu, tình hình kinh doanh của ABBank trong 6 tháng đầu năm cũng diễn biến trầy trật. Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1.566 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 30% về 471 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác giảm 73% còn 70 tỷ đồng.
Dù lãi từ hoạt động dịch vụ, từ mua bán chứng khoán đầu tư 6 tháng đầu năm có sự cải thiện, song là chưa đủ để vá lấp hao hụt cho các nguồn thu chính yếu của ABBank.
Kết quả, lợi nhuận thuần của ngân hàng trong 2 quý đầu năm giảm 20% so với cùng kỳ 2022, đạt 1.493 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, do nợ xấu nội bảng tăng "phi mã", ABBank phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ lên 814 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ. Qua đó, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 541 tỷ đồng, thấp hơn 60% kết quả thực hiện trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Chứng khoán Phố Wall (HNX: WSS) tổng số tiền hơn 700 triệu đồng, đi kèm một số biện pháp khác phục hậu quả.
Theo đó, Chứng khoán Phố Wall bị phạt tiền 187,5 triệu đồng do hành vi không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP).
Đối với hành vi thực hiện dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khi chưa được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản, công ty này nhận mức phạt 275 triệu đồng, căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Chứng khoán Phố Wall còn bị phạt 65 triệu đồng do công bố thông tin không đầy đủ nội dung, theo quy định pháp luật. Cụ thể, công ty không phản ánh các giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021, 2022 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021, 2022). Mức phạt được UBCKNN đưa ra theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, công ty này còn bị phạt 175 triệu đồng vì hành vi báo cáo có nội dung sai lệch. Cụ thể, công ty đã báo cáo không chính xác về tỷ lệ an toàn tài chính tại các thời điểm lập báo cáo từ 31/1/2021 đến 30/4/2023). Đồng thời, công ty này cũng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc báo cáo thông tin chính xác, theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 34 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch.
Đáng chú ý, Chứng khoán Phố Wall đã nhiều lần bị UBCKNN gửi “tráp phạt” do các vi phạm về quản lý và giao dịch chứng khoán…
Năm Bảy Bảy (NBB) báo lãi tăng tới 380%
Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với 179 tỷ đồng doanh thu, cao gấp 12 lần so với quý trước đó và tăng 92% so với cùng kỳ. Về cơ cấu doanh thu, kinh doanh bất động sản mang về 175 tỷ đồng; bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 3,8 tỷ đồng. Theo đó, NBB thu về 105 tỷ lợi nhuận gộp, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của NBB giảm nhẹ từ 41 tỷ đồng còn 36 tỷ đồng, trong khi, chi phí tài chính lại tăng từ 61 tỷ đồng lên 95 tỷ đồng. Kết quả, Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy báo lãi 1,18 tỷ đồng trong quý 2/2023, tăng gần 9 lần so với 133 triệu đồng lợi nhuận của quý 1/2023 và gấp 4,8 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, NBB mang về 193 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 14% so với quý 2/2022 và 1,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 26%.
Tại ĐHĐCĐ năm 2023, Năm Bảy Bảy đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay với tổng doanh thu đạt 800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 33 tỷ đồng. Sau nửa năm, NBB đã hoàn thành lần lượt 24% và 21% kế hoạch đề ra.
Viglacera (VGC) báo lãi trước thuế 1.025 tỷ đồng
Tổng Công ty Viglacera – CTCP (HOSE: VGC) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu thuần quý 2 đạt 3.928 tỷ đồng, giảm 8% so với quý 2 năm ngoái. Trong khi đó tỷ lệ giảm chi phí vốn cao hơn, đến 8,4% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 1.219 tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ.
Trong quý, ngoài chi phí vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận giảm 40% so với cùng kỳ, còn 122 tỷ đồng. Những yếu tố chính trên dẫn tới lợi nhuận trước thuế còn 804 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 626 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu thuần đạt 6.703 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Trừ các chi phí, lợi nhuận trước thuế đạt 1.025 tỷ đồng, hoàn thành 85% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 777 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu của Viglacera, doanh thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng đạt hơn 2.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu. Doanh thu từ các sản phẩm gạch ốp lát đạt 1.556 tỷ đồng, chiếm trên 23,3% tổng doanh thu. Còn lại là từ các mảng khác.
Báo cáo tài chính quý II/2023 của Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) cho thấy doanh thu thuần đạt 3.291 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái do giá bán bình quân phân ure giảm hơn 40%. Trong kỳ, giá vốn hàng bán tăng hơn 6%. Biên lãi gộp suy giảm từ 32,9% về 11,2% quý này. Trừ đi các chi phí, Đạm Cà Mau lãi sau thuế 290 tỷ đồng, giảm 71% và thấp hơn so với con số 377 tỷ đồng ước tính trước đó.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau đạt 6.026 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 520 tỷ đồng, giảm lần lượt 26% và giảm 80%. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 45% kế hoạch doanh thu và 38% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau hai quý.
Tính đến cuối quý II/2023, tổng tài sản của Đạm Cà Mau gần 15.600 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, tương đương tăng khoảng 1.400 tỷ, chủ yếu đến từ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Cuối quý, doanh nghiệp nắm 2.113 tỷ đồng tiền mặt và 10.510 tỷ đồng gửi ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm, khoản tiền gửi này đem về cho Đạm Cà Mau 249 tỷ đồng lãi tiền gửi.
Các khoản phải thu gần 400 tỷ, tăng 13% trong khi đó hàng tồn kho 2.300 tỷ, gần như tương đương đầu năm.
Cuối tháng 6, Đạm Cà Mau ghi nhận 1.293 tỷ đồng dự phòng phải trả ngắn hạn, chủ yếu là dự phòng chi phí tiền khí, cao hơn đầu năm 90% và chiếm 29% tổng nợ phải trả của công ty.
Sở hữu nguồn tiền dồi dào, Đạm Cà Mau chỉ đi vay 305 tỷ đồng tại cuối tháng 6, trong khi đầu năm chỉ khoảng 3 tỷ, hầu hết là khoản vay kỳ hạn 2 tháng với Vietcombank để bổ sung nhu cầu vốn lưu động.
360° doanh nghiệp ngày 26/7: DN của “đại gia điếu cày” báo lãi quý 2 tăng gần 440 lần Doanh nghiệp khách sạn của “đại gia điếu cày” báo lãi quý 2 gấp 439 lần; Đường Quảng Ngãi chính thức hoàn thành kế hoạch ... |
360° doanh nghiệp ngày 25/7: Lợi nhuận của TCM sụt giảm tới 97% trong quý 2 Một doanh nghiệp vận tải biển báo lãi quý 2 gấp 20 lần cùng kỳ; Lợi nhuận của TCM sụt giảm tới 97% trong quý ... |
360° doanh nghiệp ngày 24/7: Một DN “họ” FLC bất ngờ báo lãi sau 3 quý liên tiếp thua lỗ Doanh nghiệp “họ” FLC bất ngờ báo lãi sau 3 quý liên tiếp thua lỗ; Kinh doanh dưới giá vốn, một doanh nghiệp dầu khí ... |
Tân An (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|