Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu Phạt 70 triệu đồng với hành vi mua trái phiếu trước hạn Thị trường phát hành trái phiếu cấp cao của Mỹ chao đảo |
Trong tuần kết thúc ngày 9/4, các quỹ trái phiếu toàn cầu đã ghi nhận dòng vốn rút ra lớn nhất kể từ năm 2020, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và biến động trên thị trường thương mại quốc tế.
![]() |
Theo dữ liệu từ LSEG Lipper, nhà đầu tư đã rút ròng tổng cộng 25,71 tỷ USD khỏi các quỹ trái phiếu toàn cầu. Ảnh minh họa |
Theo dữ liệu từ LSEG Lipper, nhà đầu tư đã rút ròng tổng cộng 25,71 tỷ USD khỏi các quỹ trái phiếu toàn cầu trong tuần – mức cao nhất trong hơn 5 năm, kể từ tuần kết thúc ngày 1/4/2020.
Trong tuần, trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực bán mạnh, khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng khoảng 45,5 điểm cơ bản, lên mức 4,45% – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11/2001.
Diễn biến này phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các yếu tố địa chính trị và kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến lạm phát và chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Một số chuyên gia cho rằng việc lợi suất tăng mạnh là dấu hiệu cho thấy thị trường đang đánh giá lại vai trò của trái phiếu chính phủ Mỹ như một kênh đầu tư an toàn tuyệt đối trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi.
Phân theo khu vực, các quỹ châu Âu cũng chứng kiến dòng vốn rút 12,72 tỷ USD. Ngược lại, các quỹ tại châu Á ghi nhận dòng vốn vào nhẹ, khoảng 289 triệu USD.
Nhóm quỹ trái phiếu lợi suất cao (high-yield) và quỹ cho vay hợp vốn (loan participation) ghi nhận mức rút vốn đáng kể, lần lượt là 15,92 tỷ USD và 6,69 tỷ USD – cho thấy nhà đầu tư đang giảm mức độ chấp nhận rủi ro.
Các quỹ thị trường tiền tệ – thường được coi là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn biến động – tiếp tục hút ròng 25,8 tỷ USD trong tuần, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp.