Ngày 10/7, Công ty chứng khoán An Bình (ABS Research) đã công bố báo cáo chiến lược thị trường tháng 7/2023. Theo ABS, tiếp diễn đà hồi phục của tháng 5, tháng 6 vừa qua, chỉ số chính VN-Index ghi nhận tăng 4,19%, chạm ngưỡng 1.130 điểm, và là tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận tăng điểm. Thanh khoản của VN-Index cũng hồi phục ấn tượng trong tháng 6 với giá trị giao dịch trung bình phiên đạt 17.001 tỷ VND, tăng 38% so với tháng 5, và cũng là mức cao nhất kể từ tháng 4/2022
Lực mua ròng của các nhà đầu tư các nhân đang dần quay trở lại trong giai đoạn cuối tháng |
Tháng 6, nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng trong khi nhà đầu tư nội tiếp tục mua ròng. Tuy nhiên, cả lực bán ròng và mua ròng đều giảm mạnh. Trong những phiên điều chỉnh giữa tháng 6, nhà đầu tư cá nhân liên tục có những phiên bán ròng chốt lời ngắn hạn sau một quãng tăng dài.
Tuy nhiên lực mua ròng này đang dần quay trở lại trong giai đoạn cuối tháng. Xu hướng bán ròng của các quỹ ETF cũng đã chấm dứt trong tháng 6. FTSE và VanEck là 2 quỹ ngoại có tiền vào trong tháng 6 góp phần giảm áp lực bán so với tháng 5
Đà bán ròng của khối ngoại chậm lại rõ rệt (Nguồn: ABS ABS Research) |
Bộ 3 nhóm Ngân hàng – Chứng khoán – Thép tăng tốt và đóng góp tích cực nhất vào việc tăng điểm của chỉ số VN-Index. Ngoài ra các nhóm cổ phiếu có mức tăng tốt khác bao gồm Đầu tư công, Bán lẻ, Y tế, Phân bón/Hóa chất,.
ABS Research cũng đưa ra các kịch bản dự phóng VN-Index trong tháng 7. Theo đó, về phân tích kỹ thuật, VN-Index sẽ đối diện với 2 kịch bản sau:
Kịch bản 1 (Xác suất cao): Thị trường đã xuất hiện những biến động mạnh và các phiên tăng dần trở nên yếu hơn, trong khi các phiên giảm điểm đang cho thấy biên độ giảm mạnh hơn. Đây là tín hiệu cho thấy lực bán đang gia tăng gần vùng kháng cự 1.140 điểm.
Khi chỉ số đánh mất vùng hỗ trợ 1.100 sẽ tiếp tục nhịp điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ 1.080. Mức hỗ trợ 1.080 là mức cần quan sát xem thị trường còn giữ được xu hướng tăng giá không, nếu không thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm về vùng hỗ trợ 1.030 điểm.
Kịch bản 2: Chỉ số bước vào xu hướng đi ngang (sideway) ngắn hạn trong vùng 1.100-1.140. Biên độ dao động và khối lượng giao dịch dần thu hẹp, thị trường hấp thụ lượng cung bán ra tại vùng này và chuẩn bị một nhịp tăng giá mới khi vượt qua vùng kháng cự 1.140 và hướng tới vùng kháng cự tiếp theo ở 1.200.
Danh mục tháng 7 của ABS tập trung các nhóm ngành có triển vọng lợi nhuận kỳ vọng cải thiện nhờ đầu tư công, chính sách năng lượng, gia tăng xuất khẩu, hưởng lợi từ diễn biến tỷ giá USD/VND và xu hướng giá hàng hóa thế giới hỗ trợ tích cực bao gồm:
Ngành năng lượng (dầu khí - điện): được ưu tiên cho cả giai đoạn 2023 – 2024 nhờ nhu cầu năng lượng gia tăng, chuyến dịch cơ cấu huy động nguồn điện và việc triển khai các dự án dầu khí lớn. Do đó, khi VN-Index điều chỉnh mạnh là cơ hội để nhà đầu tư tham gia trở lại với các ngành này.
Các cổ phiếu Đầu tư công (xây dựng cơ sở hạ tầng, xi măng, nhựa đường, đá xây dựng...): được ưu tiên cho cả giai đoạn 2023 – 2024. Do đó, khi VN-Index điều chỉnh mạnh là cơ hội để nhà đầu tư tham gia trở lại với các ngành này.
Ngành Cảng biển: Kỳ vọng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và trung chuyển phục hồi từ quý IV/2023 nhờ vào lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt và nhu cầu tiêu dùng toàn cầu quay trở lại là động lực tăng giá ngắn hạn cho các cổ phiếu nhóm ngành này.
Ngành Thủy sản: Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản hồi phục trong nửa cuối năm do nhu cầu tăng trở lại, mức tồn kho tại các nước nhập khẩu giảm và lạm phát hạ nhiệt. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý II/23 đã cho thấy dấu hiệu phục hồi với tổng kim ngạch đạt 2,49 tỷ USD (+31% QoQ). Chi phí vận tải giảm do nguồn cung tàu và container đang dư thừa cùng với việc giá dầu đang trong xu hướng điều chỉnh (chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu chi phí bán hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản).
Ngành Dệt may: Xuất khẩu dệt may đã có sự cải thiện trong tháng 5 khi kim ngạch xuất khẩu tăng +14,8% so với tháng trước và chỉ còn giảm -6,4%so với cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp dệt may có thể kỳ vọng vào sự phục hồi kinh doanh trong quý IV/2023 khi nền kinh tế hồi phục, lạm phát tại các thị trường lớn (Mỹ, châu Âu) giảm và mức nền thấp của 2H2022 và 1H2023.
Ngành Phân bón: Thuế xuất khẩu NPK giảm về 0% từ ngày 15/07 thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nhu cầu phân bón tăng do vào mùa vụ gieo trồng hè thu (từ tháng 4 đến tháng 9), các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tận dụng cơ hội giá gạo cao để gia tăng sản xuất khéo theo cầu phân bón tăng.
Ngoài ra, Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển đen hết hiệu lực vào 17/7, nếu không được gia hạn thì nguy cơ khủng hoảng lương thực sẽ diễn ra. Điều này khiến các nước Trung Đông đẩy mạnh sản xuất lương thực trong nước, nhu cầu phân bón tăng.
Ngành Hóa chất: Đối với DGC, doanh nghiệp hưởng lợi từ cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc khi hai quốc gia này có những biện pháp hạn chế xuất khẩu linh kiện sản xuất chip bán dẫn.
Ngoài ra các ngành lương thực, thực phẩm như gạo, thịt lợn, đường, sữa… có nhiều cố phiếu có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực nhờ xu hướng giá cả nguyên vật liệu và giá sản phẩm thuận lợi.
Nhận định chứng khoán ngày 11/7/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 11/7/2023. Tạp ... |
VN-Index bất ngờ tăng mạnh phiên đầu tuần, đà hưng phấn liệu có được giữ vững? Tiếp đà tăng mạnh cuối tuần trước, thị trường chứng khoán diễn biến tích cực trong phiên giao dịch đầu tuần này với việc chỉ ... |
UBCKNN chia sẻ kinh nghiệm giám sát giao dịch chứng khoán với UBCK Lào Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết, ở Việt Nam, việc giám sát giao dịch chứng khoán đang được thực hiện theo 3 ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|