Chị Thanh Vân (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ đã thế chấp căn nhà của mình để vay tiền đầu tư chứng khoán khi thấy kiếm lời dễ trong giai đoạn thăng hoa. Tuy nhiên, TTCK đảo chiều khiến tài khoản vơi đi, chị tiếp tục liều vay margin với tỷ lệ cao mong “gỡ gạc”. Cho đến đầu tháng 10, thị trường lao dốc mạnh, đỉnh điểm là khi VN-Index xuyên thủng ngưỡng 1.000 điểm, chị bị “call margin” và phải bán bớt cổ phiếu để bù nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng lỗ nặng.
Yếu tố niềm tin quyết định sự hồi phục của chứng khoán Việt trong giai đoạn sắp tới |
“Hiện, tôi để lại một ít trong tài khoản với hy vọng giao dịch kiếm lời để trả lãi ngân hàng. Nhưng tình hình hiện nay nản quá, không biết trụ nổi không. Nếu dừng từ sớm có lẽ không rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” như hiện nay”, chị Vân than thở.
Trường hợp của chị Vân hiện không hiếm gặp với các nhà đầu tư hiện nay. Không chỉ nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cũng “lao đao” không kém khi phải bán giải chấp cổ phiếu.
Mới đây, ông Nguyễn Tuấn Anh, Thành viên HĐQT độc lập Công ty CP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã HDC - sàn HoSE) vừa bán ra thêm 73.000 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 212.115 cổ phiếu về 139.115 cổ phiếu, tương đương 0,13% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 21/10 - 24/10. Thêm nữa, Công ty CP Đầu tư Thiên Anh Minh (Thiên Anh Minh) – doanh nghiệp do ông Nguyễn Tuấn Anh là Chủ tịch HĐQT cũng vừa bán ra 68.600 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 217.100 cổ phiếu về 148.500 cổ phiếu, tương đương 0,14% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ ngày 21/10 - 24/10.
Lý do được đưa ra của ông Nguyễn Tuấn Anh và Thiên Anh Minh là Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu. Đây cũng là lần thứ 3 trong năm nay, ông Tuấn Anh và công ty này phải bán giải chấp cổ phiếu.
Nhìn chung, trái ngược với năm 2020-2021 khi hàng loạt doanh nghiệp công bố lợi nhuận từ đầu tư tài chính, chứng khoán, thì qua đến 9 tháng đầu năm 2022, không ít công ty thua lỗ vì chứng khoán. Chẳng hạn, Công ty CP Nhà Đà Nẵng báo cáo lỗ 28,77 tỷ đồng trong quý III/2022, lũy kế 9 tháng đầu năm lỗ 124 tỷ đồng; trong đó riêng lỗ chứng khoán lên tới 60,3 tỷ đồng.
Hay như Công ty CP Licogi 14 cũng vừa công bố lỗ trong quý III/2022 dù doanh thu thuần đạt 35 tỷ đồng - gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do lỗ bởi âm nặng ở danh mục đầu tư chứng khoán.
Ngay cả một số công ty chứng khoán, công ty chuyên tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán cũng báo cáo lỗ phần đầu tư. Điển hình như Chứng khoán FPT (FTS) báo lỗ 154 tỷ tại mảng tự doanh, khiến lỗ sau thuế hơn 60 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 296 tỷ đồng.
Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) báo giảm 67% lãi trong quý III. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VDSC lỗ sau thuế 105 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi lớn, do ảnh hưởng bởi đầu tư tự doanh và hoạt động kinh doanh môi giới.
Thậm chí, những “cá mập ngoại” cũng không nằm ngoài vòng xoáy, như quỹ đến từ Phần Lan Pyn Elite Fund vừa có tháng 9 ghi nhận hiệu suất hoạt động âm 13,19% - mức thua lỗ tệ nhất 29 tháng kể từ tháng 3/2020. Tính chung 9 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ ngoại này lại bị nới rộng lên mức âm 28,65%.
Nhà quản lý danh mục đầu tư, người đứng đầu Quỹ PYN Elite, ông Petri Deryng tỏ ra rất bối rối và ngạc nhiên trước tình hình hoạt động yếu kém của thị trường cũng như hoạt động quỹ, trong khi cổ phiếu Việt Nam đã rơi về mức định giá đáng để “xuống tiền”.
Giới phân tích chỉ ra, sự sụt giảm của TTCK Việt trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là những tin đồn liên quan đến một số cá nhân, tổ chức trên thị trường bị cơ quan chức năng xử lý, từ đó tác động tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ thắt chặt gây ảnh hưởng trực tiếp tới định giá trên TTCK. Bởi thông thường, những tác động về việc tăng lãi suất không chỉ làm dòng tiền bị phân tán, mà còn rất có thể để lại những ảnh hưởng dài hạn lên nền kinh tế và đặc biệt là "sức khỏe" của doanh nghiệp trong tương lai.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Công ty Chứng khoán DSC Chi nhánh TP.HCM cũng khuyến nghị, ngoài việc quan tâm đến chỉ số P/E hay P/B, nhà đầu tư cần quan tâm đến dòng tiền của doanh nghiệp và căn cứ vào chỉ số P/CF (giá chia cho dòng tiền) để đưa ra quyết định đầu tư.
“Ở thời điểm hiện tại, ai cũng nhìn nhận thị trường đã rẻ và rất nhiều cổ phiếu rẻ, quan trọng là tìm được doanh nghiệp có thể chủ động được dòng tiền. Thực tế, trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp có tài sản lớn, có lợi nhuận kế toán nhưng vẫn đổ vỡ nếu không cân đối được dòng tiền”, ông Huy khuyến nghị.
Để TTCK có thể hồi phục trở lại thì yếu tố dòng tiền là điều kiện tiên quyết. Khi nào thanh khoản hệ thống tài chính ổn định trở lại, căng thẳng giảm bớt, lãi suất liên ngân hàng dịu bớt và quá trình kiểm soát cung tiền của Ngân hàng Nhà nước có tín hiệu nới lỏng hơn, thì thị trường sẽ tích cực trở lại.
“Để hút được vốn đầu tư dài hạn thì thời điểm là rất quan trọng, khi nào chính sách tiền tệ đạt tới hạn của việc thắt chặt và có tín hiệu nới lỏng hơn sẽ là yếu tố quan trọng để kích hoạt dòng tiền trở lại TTCK”, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) đánh giá. Ngoài ra, yếu tố niềm tin là rất quan trọng, mang tính quyết định tới sự hồi phục của TTCK Việt trong giai đoạn sắp tới. Bởi thực tế chính áp lực bán tháo hoảng loạn của nhà đầu tư đã khiến TTCK lao dốc, và tâm lý thận trọng bao trùm là điều rất dễ cảm nhận trên thị trường hiện nay trong bối cảnh tác động của nhiều thông tin tiêu cực.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, chính sách điều hành vĩ mô cần sự công khai minh bạch, những hoạt động xử lý vi phạm liên quan tới cá nhân, tổ chức cần thông tin rõ ràng, tránh việc đồn thổi vô căn cứ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chung.
Về phía nhà đầu tư, có lẽ ở thời điểm hiện tại đang có hai trường phái. Một “phe” thì lưỡng lự chưa biết nên rời bỏ hay ở lại, vì mông lung chưa rõ xu hướng của thị trường, trong khi đó những tin đồn chưa được kiểm chứng vẫn cứ xuất hiện gây ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư. Bên còn lại đã “cháy” tài khoản thì choáng váng muốn rút khỏi thị trường, nhưng vì thua lỗ quá nhiều nên tâm lý gỡ lỗ vẫn níu kéo.
Các chuyên gia khuyến nghị, trước mắt TTCK còn gặp rủi ro trong ngắn hạn, song về dài hạn vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và được quan tâm chú trọng phát triển. Để tồn tại lâu dài trên TTCK, ngoài kiến thức và kinh nghiệm, nhà đầu tư cũng cần có lập trường riêng và tâm lý vững, tránh bị dẫn dắt. Bởi, cổ phiếu tốt sẽ đến từ doanh nghiệp có "sức khỏe" tài chính và tiềm lực, chứ không phải dựa vào tin đồn. Đặc biệt, trong lúc thị trường giảm sâu nên hạn chế sử dụng margin, nhất là phải giữ kỷ luật trong đầu tư chứng khoán, đó là chấp nhận cắt lỗ khi tỷ lệ vay margin về mức rủi ro để không tổn thất nhiều hơn.
Trước câu hỏi đặt ra rằng, khi nào tình hình sẽ dịu đi? Giám đốc quỹ PYN Elite cho rằng, tình hình sẽ bình ổn trong những tháng tới, dù những quy định/hướng dẫn ngặt nghèo hơn sẽ duy trì trong vài năm.
“Khi thị trường chứng khoán tiêu cực và lao dốc bởi tin đồn, rất khó để sử dụng các yếu tố cơ bản để đoán định mức đáy. Cổ phiếu đang ở mức rất rẻ, và tôi thà nghĩ xem VN-Index sẽ tăng tới mức nào trong vài năm tới, thay vì đoán đáy”, ông Petri Deryng cho biết.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Chứng khoán Mỹ trái chiều, Dow Jones tăng gần 200 điểm Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cùng giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (27/10), chỉ ... |
Tìm hiểu về khái niệm chỉ số P/E, công thức tính chỉ số P/E Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng ... |
Nhà đầu tư cá nhân duy trì bán ròng nhẹ phiên VN-Index bùng nổ, tâm điểm VNM Phiên VN-Index đóng cửa hồi phục, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh bán ròng 56,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|