Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào châu Âu sẽ ra sao sau khi thuế CBPG được điều chỉnh?

(Banker.vn) Đa số sản lượng mật ong tại Việt Nam hiện đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu, trong đó chủ yếu là thị trường Mỹ. Năm 2021, ngành nuôi ong gặp khủng hoảng lớn khi nước này điều tra chống bán phá giá và áp dụng mức thuế cao với sản phẩm mật ong của Việt Nam.

Nguyên nhân nào khiến giá heo hơi tăng mạnh trở lại?

Ngành mía đường sản xuất ngày càng bị co hẹp

Thị trường xuất khẩu rau quả giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

Xuất khẩu mật sang Mỹ được nối lại

Đầu tháng 4 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định giảm mạnh thuế chống bán phá giá (CBPG) sản phẩm mật ong của Việt Nam từ 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%.

Mặc dù mức thuế CBPG vẫn còn tương đối cao nhưng động thái này được cho là sẽ giúp ngành mật ong Việt Nam có thể tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ.

Thực tế cho thấy, xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Mỹ trong tháng 5 đã được nối lại sau 3 tháng tạm ngưng dù khối lượng không nhiều, đạt 345 tấn, thấp hơn nhiều so với 2.746 tấn của cùng kỳ, theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC).

Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào châu Âu sẽ ra sao sau khi thuế CBPG được điều chỉnh?
Xuất khẩu mật ong lo rào cản phòng vệ thương mại (Nguồn ảnh: Internet)

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Mỹ đã giảm 90,1% (tương ứng giảm 13.578 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 1.490 tấn.

Đồng thời, Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 8 về xuất khẩu mật ong vào Mỹ từ vị trí thứ số 1 của năm ngoái. Thị phần mật ong của Việt Nam tại Mỹ theo đó giảm xuống còn 2,4% so với con số 26,1% của năm 2021.

Tương tự, những nước cùng bị áp thuế CBPG mật ong tại Mỹ như Argentina và Brazil cũng giảm mạnh lần lượt là 27,7% và 50%, xuống còn 13.118 tấn và 9.107 tấn.

Với sự sụt giảm này, tổng nhập khẩu mật ong của Mỹ sau 5 tháng đầu năm nay đã giảm 23% so với cùng kỳ, xuống còn 62.654 tấn.

Xuất khẩu gặp khó

Cuối năm 2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam và đã áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam từ 410,93-413,99%. Sau đó, mức thuế chống bán phá giá với sản phẩm mật ong Mỹ áp dụng chính thức cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, xuống còn 58,74-61,27%.

Tuy nhiên, với mức thuế này, mật ong Việt Nam ở thế yếu khi cạnh tranh với mật ong của nhiều nước khác xuất khẩu vào Mỹ. Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng cho Ấn Độ chỉ ở mức 5,85% trong khi mức áp dụng đối với Việt Nam lên 58,74-61,27%. Với mức thuế này, mật ong của Việt Nam không thể cạnh tranh được mật ong của Ấn Độ tại thị trường Mỹ.

Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào châu Âu sẽ ra sao sau khi thuế CBPG được điều chỉnh?
Người dân nuôi ong gặp khó khăn trong thời gian qua (Nguồn ảnh: Internet)

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trên thị trường mật ong thế giới ngày càng khốc liệt. Các nước nhập khẩu mật ong áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng gia tăng các hàng rào kỹ thuật với mặt hàng này. Đây không chỉ là thách thức lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong mà đang ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người nông dân nuôi ong.

Cạnh tranh khó khăn

Một số doanh nghiệp cho biết, thuế CBPG vào Mỹ tuy đã được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn cao và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người nuôi ong và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của ngành mật ong Việt Nam.

Sau khi bị áp thuế mật ong của Việt Nam trở lên kém cạnh tranh hơn so với mật ong của nhiều nước khác khi xuất khẩu vào Mỹ. Đơn cử như thị trường Ấn Độ, mức thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng cho Ấn Độ chỉ ở mức 5,85% trong khi với Việt Nam lên đến 58,74 - 61,27%.

Với mức thuế này, mật ong của Việt Nam gần như không thể cạnh tranh được với mật ong của Ấn Độ tại thị trường Mỹ.

Theo số liệu của USITC, 5 tháng đầu năm nay, trong số 4 thị trường bị áp thuế CBPG vào Mỹ gồm Việt Nam, Argentina, Brazil và Ấn Độ, thì chỉ có duy nhất Ấn Độ vẫn duy trì khối lượng xuất khẩu 21.865 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ.

Kết luận cuối cùng về mức thuế CBPG mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố vào đầu tháng 4/2022.

Thuế CBPG

Việt Nam

58,74% – 61,27 %

Ấn Độ

5,52% - 6,24%

Argentina

9,17% - 49,44%

Brazil

7,89% – 83,72%

Người nuôi ong gặp khó khăn

Giám đốc HTX Nông nghiệp nuôi ong - Thương mại dịch vụ Hàng Gòn Nguyễn Tấn Minh cho biết, giá mật ong bán tại trại nuôi tăng lên khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do nguồn cung giảm mạnh vì vụ thu hoạch vừa qua, người nuôi ong mất mùa nặng do bất lợi về thời tiết và ảnh hưởng dịch Covid-19.

Hiện tại đang là mùa nuôi ong không phải mùa thu mật, chỉ những trại nuôi còn trữ mật thì mới bán được với mức giá có lợi nhuận tốt. Ngoài ra, giá thành sản xuất 1 lít mật tăng lên 10-15% so với trước vì mọi chi phí đầu vào đều tăng cao cũng gây không ít khó khăn cho người nuôi.

(Nguồn ảnh: Internet)
Xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Mỹ ra sao sau khi thuế CBPG được điều chỉnh? (Nguồn ảnh: Internet)

Đồng Nai là một trong những tỉnh nuôi ong và xuất khẩu mật lớn của cả nước. Trong đó, nhiều trại nuôi có quy mô lớn với những nông dân gắn bó hàng chục năm với nghề. Sau đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều hộ nuôi lâu năm đã bỏ nghề không trụ được qua đợt dịch. Đến khi thị trường khởi sắc lại, họ không còn vốn để gầy lại đàn nuôi mới.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, một hộ nuôi ong lâu năm tại xã Gia Kiệm (H.Thống Nhất) chia sẻ, nghề nuôi ong từng là nghề mang lại thu nhập tốt cho nông dân. Nhưng vài ba năm trở lại đây, người nuôi gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường rớt giá. Gần đây nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong khi nghề này đòi hỏi người nuôi phải di chuyển trại ong đi khắp nơi.

Ngoài ra, nghề này cũng ngày càng rủi ro vì có thể mất trắng trại ong khi dời trại đến vùng hoa vừa bị xịt thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Theo đó, nhiều trường hợp con ong đã "ăn mất nhà, mất đất", nhiều người gắn bó bao nhiêu năm với nghề sau đợt khó khăn vừa qua hiện không còn đủ vốn giữ nghề nuôi.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán