Xử lý nợ xấu năm 2024: Cần lấp đầy "khoảng trống pháp lý" của Nghị quyết 42

(Banker.vn) Xử lý nợ xấu và thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng trong diện chuyển giao bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2024.
Ngân hàng và Tòa án cùng tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu Nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xử lý nợ xấu

Nợ xấu đã giảm nhưng vẫn vướng trong xử lý

Bức tranh nợ xấu của ngành ngân hàng trong năm 2023 hiện mới có sự công bố của “big 4”. Đơn cử, tại Vietcombank năm 2023 nợ được kiểm soát theo mục tiêu với tỉ lệ nợ nhóm 2 là gần 0,42%, tỉ lệ nợ xấu ở mức 0,97%, ngân hàng đã 6 năm liên tiếp ghi nhận tỉ lệ nợ xấu ở dưới 1% tại thời điểm cuối năm.

Tại VietinBank, tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh trong quý IV/2023, thậm chí còn xuống mức thấp hơn cuối năm 2022, và cuối năm 2023 chỉ còn 1,12%, thấp hơn mức 1,24% của năm 2022.

Đối với BIDV, tỉ lệ nợ xấu cũng có chuyển biến tích cực. Hết năm 2023, con số này là 1,1%. Còn tại Agribank, nợ xấu duy trì ở mức dưới mức 2%.

Xử lý nợ xấu năm 2024: Cần lấp đầy

Xử lý nợ xấu năm 2024: Cần lấp đầy "khoảng trống pháp lý" của Nghị quyết 42

Được biết, tỉ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đã đạt 4,95%, nợ xấu bán cho VAMC và nợ xấu có nguy cơ trở thành nợ xấu là rất lớn. Tại buổi họp báo vào tuần trước, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tỉ lệ nợ xấu tăng là do nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Năm 2024, Xử lý nợ xấu và thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng trong diện chuyển giao bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, bên cạnh việc tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém, NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%.

Giải quyết “cục máu động” nợ xấu của nền kinh tế chỉ có thể thực hiện được nếu các nút thắt được khai thông.

Chủ tịch HĐQT VietinBank, ông Trần Minh Bình cho rằng, việc xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nợ xấu có nguy cơ tăng do các doanh nghiệp gặp khó khăn, mà phần lớn nguyên nhân do phải chịu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả nợ, qua đó có thể thấy vấn đề nợ xấu là vấn đề của cả nền kinh tế, không chỉ là vấn đề của riêng ngành Ngân hàng. Tuy nhiên để nợ xấu được xử lý có hiệu quả rất cần sự phối hợp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ các ngành, các cấp.

Đồng quan điểm về khó khăn trong xử lý nợ xấu, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV bày tỏ: Nghị quyết 42 cũng đã hết hiệu lực vào cuối năm 2023, nếu không có việc thay thế hoặc gia hạn sẽ làm chậm lại quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ chức ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn, cách thức thẩm định giá các khoản nợ nên có thể gây khó khăn, tiềm ẩn các rủi ro trong xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bán nợ dưới giá nợ gốc. Ngoài ra, việc phát mại, khởi kiện qua tòa thường kéo dài gây khó khăn, tốn kém thời gian chi phí trong xử lý nợ.

Gia hạn hoặc luật hóa Nghị quyết 42- “mấu chốt” của nút thắt

Từ thực tế nếu trên, ông Trần Minh Bình kiến nghị: Đề xuất Luật hóa Nghị quyết 42 để tạo hành lang pháp lý, cơ chế cho hoạt động xử lý nợ. Thực tế, sự đời của Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới xử lý nợ xấu, tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ góp phần tích cực trong kết quả thu hồi nợ của hệ thống ngân hàng. “Tuy nhiên đến nay Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực, sẽ tạo ra khoảng trống pháp lý lớn, gây khó khăn cho việc xử lý nợ của các TCTD”- ông Trần Minh Bình bày tỏ.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có liên quan rà soát toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, để đề xuất ban hành sửa đổi/bổ sung, thiết lập mối liên kết giữa các quy định pháp luật, đồng thời quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật khi phát sinh những quy định khác nhau.

Đồng thời, theo lãnh đạo VietinBank, các cơ quan Tòa án, Thi hành án cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xử lý vụ việc, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về thời hạn tố tụng, thời hạn thi hành án theo quy định của pháp luật để đẩy nhanh tiến độ, tăng hiệu quả xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đồng quan điểm về khó khăn trong xử lý nợ xấu, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV bày tỏ: Nghị quyết 42 cũng đã hết hiệu lực vào cuối năm 2023, nếu không có việc thay thế hoặc gia hạn sẽ làm chậm lại quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ chức ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn, cách thức thẩm định giá các khoản nợ nên có thể gây khó khăn, tiềm ẩn các rủi ro trong xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bán nợ dưới giá nợ gốc. Ngoài ra, việc phát mại, khởi kiện qua tòa thường kéo dài gây khó khăn, tốn kém thời gian chi phí trong xử lý nợ.

Đề nghị Chính phủ kiến nghị lên Quốc hội kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42, và chỉ đạo các bộ ngành hỗ trợ các địa phương cho phép chủ đầu tư dự án có thể chuyển đổi chủ đầu tư dự án hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý nợ xấu”- ông Lâm kiến nghị.

Cũng liên quan tới xử lý nợ xấu, Chủ tịch HĐQT Agribank, ông Phạm Đức Ấn, đề xuất: do điều kiện khó khăn kéo dài, mang tính dây chuyền cho nên đến nay, đa số các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp có nợ nhóm 1 khả năng đang đối diện với nguy cơ không trả được nợ gốc hoặc lãi đúng hạn vì không thu được tiền hàng do đối tác gặp khó khăn. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần sớm sửa đổi Thông tư 02 cho phép tổ chức tín dụng được cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ với thời gian hợp lý để hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai chậm cơ chế này sẽ dễ dẫn đến các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiêu cực để giữ nguyên nhóm nợ, ông Ấn nói.

Nói về hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng, ôngRamachandran As – Tổng giám đốc Ngân hàng Citibank Việt Nam cho rằng, cần tăng cường khuôn khổ pháp lý với việc hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp lý nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt là việc ban hành Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi và các văn bản pháp lý liên quan nhằm tăng cường nền tảng pháp lý cho ngành ngân hàng Việt Nam.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng 2024 diễn ra sáng nay, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT MB cho biết, MB kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1.7% với tổng giá trị xử lý/thu hồi nợ xấu năm 2023 đạt 5.329 tỷ đồng, giá trị thu hồi theo Nghị quyết 42 đến 30/11/2023 là 17.156 tỷ đồng. Bên cạnh việc trích lập dự phòng đầy đủ thì các chỉ số an toàn của ngân hàng luôn tuân thủ đảm bảo theo quy định.

Tuy nhiên, để xử lý nợ xấu tốt hơn, ông Thái cho rằng: Cần có giải pháp tố tụng rút gọn trực tuyến và các biện pháp hành chính nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng pháp luật không trả nợ, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Đã có phương án chuyển giao bắt buộc với ngân hàng diện kiểm soát đặc biệt

Là một trong những ngân hàng được giao thực hiện chuyển giao bắt buộc với tổ chức tín dụng ở diện kiểm soát đặc biệt, Chủ tịch của MB thông tin kỹ hơn về các phương án thực hiện nhiệm vụ này. Theo đó, ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để cải thiện hiệu quả kinh doanh, góp phần giảm lỗ lũy kế, hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023 được NHNN giao. Cụ thể: Thành lập Ủy ban điều hành hỗn hợp, triển khai Thỏa thuận hợp tác toàn diện: chuyển giao các mô hình kinh doanh, cấp tín dụng hợp vốn 2.000 tỷ đồng, ủy thác cho vay (hơn 60.000 tỷ đồng), hỗ trợ xử lý nợ hơn 1.000 tỷ đồng, và cấp hạn mức tài trợ vốn và thanh khoản.

Đồng thời, hỗ trợ củng cố hệ thống công nghệ thông tin tại tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục; hỗ trợ triển khai xây dựng các hệ thống hạ tầng công nghệ cơ bản và thiết yếu như Core Banking, APP, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống quy trình…

“MB cử nhân sự chuyên trách trực tiếp phối hợp, hỗ trợ trong các mảng hoạt động kinh doanh, quản trị. Và đã hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc để báo cáo Ban Kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ phê duyệt chính thức Đề án”- ông Lưu Trung Thái khẳng định.

Thùy Linh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục