Xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND chỉ là ngắn hạn

(Banker.vn) Theo Chứng khoán KIS, tỷ giá USD/VND chịu tác động bởi bất ổn kinh tế toàn cầu và chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu USD có xu hướng giảm vào cuối năm khi các hoạt động nhập khẩu hoàn tất, kiều hối tăng và chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed giúp hạ nhiệt tỷ giá.

Chứng khoán KIS nhận định, có nhiều yếu tố đang ảnh hưởng đến sự gia tăng của tỷ giá USD/VND trong thời gian qua.

Trước hết, tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu, đặc biệt là áp lực lạm phát cao tại các nền kinh tế lớn như Mỹ. Sự gia tăng này tạo áp lực lên các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Việt Nam, khi dòng vốn có xu hướng chuyển sang các thị trường phát triển hơn. Kết quả là nhu cầu USD tăng lên, gây áp lực giảm giá lên VND.

Xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND chỉ là ngắn hạn

Sự chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng. Mặc dù Việt Nam đã cắt giảm lãi suất 0,5% trong tháng 9, nhưng với chính sách thắt chặt tiền tệ trước đó của Fed, lãi suất thực ở Mỹ vẫn cao hơn, tạo ra sức hấp dẫn đối với các tài sản định giá bằng USD. Điều này làm tăng nhu cầu USD và từ đó đẩy tỷ giá USD/VND lên cao.

Kho bạc Nhà nước cũng đóng góp vào áp lực tăng tỷ giá khi thực hiện nhiều đợt chào mua USD. Trong năm 2024, Kho bạc đã chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại trong 8 đợt, trong đó có 5 đợt diễn ra vào tháng 10/2024 với tổng giá trị lên đến 940 triệu USD. Điều này làm tăng nhu cầu USD trong ngắn hạn và tạo áp lực tăng tỷ giá.

Xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND chỉ là ngắn hạn

Theo Chứng khoán KIS, xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND có thể chỉ mang tính tạm thời. Tỷ giá có khả năng điều chỉnh khi các hoạt động nhập khẩu lớn hoàn tất và nguồn cung USD tăng lên vào cuối năm. Đây là thời điểm mùa lễ hội tại châu Âu và Mỹ, nhu cầu tiêu dùng tăng cao và các doanh nghiệp xuất khẩu thường chuẩn bị nguyên liệu sản xuất từ 3-6 tháng trước đó. Sau khi các đơn hàng được xuất đi, các doanh nghiệp sẽ nhận về các khoản thanh toán bằng USD, giúp nguồn cung USD dồi dào hơn và làm giảm áp lực tỷ giá.

Ngoài ra, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam với mức ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024, đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cũng tăng 11,6%, đạt 24,7 tỷ USD. Đồng thời, Tết Nguyên đán năm 2025 đến sớm vào cuối tháng 1, do đó lượng kiều hối có thể tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2024. Những yếu tố này giúp tăng nguồn cung USD và hạ nhiệt tỷ giá.

Chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực lên tỷ giá. Cụ thể, Fed đã chuyển sang nới lỏng tiền tệ vào tháng 9/2024, khi cắt giảm lãi suất 0,5% nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ. Chính sách này sẽ làm đồng USD suy yếu so với các đồng tiền khác, bao gồm VND, giúp ổn định tỷ giá trong dài hạn. Ngoài ra, khi các đợt chào mua USD của Kho bạc Nhà nước kết thúc, nhu cầu USD sẽ giảm đáng kể.

Với những yếu tố trên, Chứng khoán KIS dự báo xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND chỉ là ngắn hạn và tỷ giá sẽ hạ nhiệt vào các tháng cuối năm khi nguồn cung USD được cải thiện và nhu cầu giảm dần.

ECB dự báo cắt giảm lãi suất tiếp theo trong năm 2025, khi lạm phát Eurozone hạ nhiệt

Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, lãi suất sẽ tiếp tục giảm nếu lạm phát duy ...

Tỷ giá USD hôm nay 25/10/2024: USD giảm sau khi đạt đỉnh

Mở cửa phiên giao dịch ngày 25/10/2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng thêm ...

Đồng USD mạnh lên, NHNN sẽ làm gì để ổn định tỷ giá USD/VND?

Theo báo cáo mới từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sự phục hồi của chỉ số USD Index (DXY) đang tạo áp lực lên tỷ ...

Anh Vũ

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục