Xu hướng điều chỉnh giảm chưa kết thúc, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?

(Banker.vn) Theo nhận định của công ty chứng khoán, xu hướng điều chỉnh giảm vẫn chưa kết thúc và thị trường chứng khoán có thể chứng kiến lực cầu bắt đáy mạnh hơn ở vùng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm...

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến một tuần giao dịch kém tích cực. Tiếp nối đà giảm tuần trước, chỉ số VN-Index đã khởi đầu tuần mới với một phiên giảm mạnh 13 điểm về mức 1.024,8 điểm. Lực cầu bắt đáy xuất hiện trong phiên ngày thứ ba sau khi số liệu vĩ mô tháng 2 được công bố cho thấy lạm phát trong nước có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ số PMI phục hồi trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm sau 3 tháng liên tiếp duy trì dưới ngưỡng này. Điều này đã giúp chỉ số VN-Index bật tăng 1,6%lên mức 1.040,6 điểm.

Xu hướng điều chỉnh giảm chưa kết thúc, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?
MBS khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua đuổi trong các nhịp tăng mạnh mà nên giải ngân từng phần theo tỷ trọng. Hình minh họa

Tuy nhiên, ngay sau đó, thông tin về việc Bộ Xây dựng sẽ tạm ngừng đề xuất gói hỗ trợ 110.000 tỷ đồng và những thông tin kém tích cực liên quan tới nhóm bất động sản - ngân hàng khiến chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh trong 2 phiên cuối tuần và đóng cửa tại 1.024,8 điểm (-1,4% sv tuần trước). Tương tự, chỉ số HNX-INDEX kết tuần tại 204,9 điểm (-1,2% sv tuần trước) và chỉ số UPCOM-INDEX đóng cửa tại 75,8 điểm (-1,2% sv tuần trước).

Thanh khoản thị trường tuần qua giảm mạnh với giá trị giao dịch bình quân 3 sàn giảm 32,4% lên mức 8.739 tỷ đồng/phiên. Đà giảm của thị trường có sự đóng góp của khối ngoại với giá trị bán ròng trên sàn HOSE đạt 1.219 tỷ đồng (-14,2% sv tuần trước). Ngược lại, khối ngoại lại mua ròng 39 tỷ đồng trên sàn HNX-INDEX (-68,6% sv tuần trước) và bán ròng 7 tỷ trên sàn UPCOM-INDEX (sv mua ròng 7 tỷ tuần trước).

Tâm lý tiêu cực lan rộng toàn thị trường khi nhiều mã cố phiếu đầu ngành giảm mạnh như MSN (-11,5%), VCB (-2,8%), MWG (-6,4%), GAS (-1,9%), HPG (-2,2%) và FPT (-2,9%).

Nhóm bất động sản vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm và liên tục dò đáy như NVL (-9,2%), DIG (-14,9%), KDH (-6,4%) và NLG (-4,0%).

Ngành ngân hàng cũng hầu hết giảm điểm trong tuần qua, chỉ trừ BID (+2,9%), STB (+2,9%) và HDB (+1,7%).

Ngược lại, chiến lược phòng thủ phát huy hiệu quả trong bối cảnh thị trường ảm đạm, dẫn dắt bởi các cổ phiếu ngành điện như POW (+2,9%), NT2 (+2,6%), PPC (+5,1%) và TV2 (+6,6%).

Nhận định về thị trường chứng khoán tuần tới, Chứng khoán VNDirect cho rằng, tâm lý lo ngại rủi ro vỡ nợ trái phiếu tại một số doanh nghiệp bất động sản lớn, nợ xấu ngân hàng gia tăng khiến áp lực bán gia tăng tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản đã đẩy các chỉ số chứng khoán trong nước lùi sâu hơn trong tuần giao dịch vừa qua.

Chỉ số VN-Index đã đánh mất vùng hỗ trợ 1.030-1.035 điểm, chính thức phá vỡ xu hướng đi ngang trước đó. VNDirect cho rằng, xác suất cao chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong những phiên giao dịch đầu tuần tới trước khi lực cầu bắt đáy xuất hiện tại vùng hỗ trợ quanh 1.000 điểm (+/-10 điểm) có thể giúp thị trường hãm lại đà giảm điểm.

Trong bối cảnh xu hướng điều chỉnh ngắn hạn chưa kết thúc, VNDirect khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường, chưa nên vội bắt đáy và mở vị thế giao dịch ngắn hạn trong bối cảnh chưa có thông tin vĩ mô đủ mạnh hỗ trợ và dòng tiền tiếp tục suy yếu.

Trong tuần giao dịch tới, thị trường tài chính toàn cầu có thể hướng sự chú ý đến kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) của Trung Quốc. Đây là kỳ họp Quốc hội đầu tiên của nền kinh tế số 2 thế giới sau khi Trung Quốc chính thức dỡ bỏ chính sách Zero-COVID. Các nhà quan sát quốc tế nhận định trong kỳ họp này, Trung Quốc sẽ kiện toàn bộ máy lãnh đạo đất nước và đưa ra các mục tiêu tăng trưởng mới cho giai đoạn hậu COVID.

Thị trường đang kỳ vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ chuyển hướng chính sách sang hỗ trợ nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới và các quyết định của giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ có tác động không nhỏ tới bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính quốc tế.

Nhà đầu tư nên đặc biệt lưu ý tới các nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa và kích thích tăng trưởng, như xuất khẩu (cao su, thủy sản, xi măng, thép, dệt may), hàng không và du lịch.

Còn theo Công ty chứng khoán MB – MBS, chứng khoán thế giới có nhiều khả năng sẽ phục hồi trong tuần tới sau chuỗi giảm 3-4 tuần liên tiếp, đây có thể là nhịp nảy kỹ thuật trước kỳ họp quan trọng của Fed vào ngày 22/3. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm dưới ngưỡng 4% đang là chỉ báo giúp nhà đầu tư quay lại vói cổ phiếu.

Hiện thị trường đang định giá xác suất 30% Fed có thể nâng mức lãi suất 0,5% và khả năng nâng mức lãi suất 0,25% với xác suất 70%. Thị trường trong nước tháng 3 này cũng có nhiều sự kiện tác động, tuy nhiên lại tập trung ở tuần từ 17/3 - 23/3 với việc 2 quỹ ETF cơ cấu danh mục quý 1 và ảnh hưởng từ phiên họp của Fed.

Tuần tới có thể là vùng đệm để thị trường chiết khấu các rủi ro phía trước cũng như cân bằng với các thông tin hỗ trợ từ việc các ngân hàng có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động, qua đó góp phần giảm lãi suất cho vay, giảm áp lực chi phí vốn đối với doanh nghiệp. kể từ ngày 6/3/2023.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với 4 ngân hàng thương mại vốn Nhà nước cùng với lãi suất thấp 1,5-2 điểm phần trăm so với mức cho vay thông thường. Về kỹ thuật, xu hướng điều chỉnh giảm vẫn chưa kết thúc và thị trường có thể chứng kiến lực cầu bắt đáy mạnh hơn ở vùng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm.

Theo đó, MBS khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua đuổi trong các nhịp tăng mạnh mà nên giải ngân từng phần theo tỷ trọng. Danh mục cổ phiếu tiềm năng có thể ở các nhóm như: dầu khí, đầu tư công (bao gồm cả thép), sản xuất điện, … bên cạnh đó nhóm cổ phiếu xuất khẩu cũng nên theo dõi như: thủy sản, cảng biển, …

MBS cho rằng, xu hướng điều chỉnh vẫn đang tiếp diễn, các chỉ báo kỹ thuật cũng đang cho thấy điều này. Hiện chỉ số VN-Index đã đánh mất các ngưỡng MA quan trọng, vùng hỗ trợ gần nhất là mức đáy tháng 2 ở khu vực 1.013 - 1.018 điểm.

Xu hướng điều chỉnh giảm chưa kết thúc, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?

Với việc thanh khoản đang giảm về mức thấp hơn 2 năm qua, cho thấy dòng tiền bắt đáy đang kiền trì chờ đợt các ngưỡng hỗ trợ mạnh hơn như ngưỡng tâm lý 1.000 điểm. Đây cũng là ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng giảm từ tháng 4/2022.

Theo đó, MBS đưa ra 3 kịch bản cho VN-Index trong tuần giao dịch tiếp theo

Kịch bản lạc quan, chỉ số VN-Index vẫn giữ được các ngưỡng MA quan trọng như MA50, MA100.

Kịch bản cơ bản, chỉ số VN-Index kiểm tra lại vùng đáy cuối tháng 2 và hồi phục trên MA100.

Kịch bản thận trọng:Thị trường quay lại điểm xuất phát từ đầu năm 1.007 điểm và ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm.

Xu hướng điều chỉnh giảm chưa kết thúc, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?

Kịch bản cho VN-Index trong tháng 3/2023?

Diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới và khối ngoại quay lại bán ròng khiến cho VN-Index hụt hơi khi tiếp cận 1.100 ...

Phiên giao dịch ngày 6/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Thị trường chứng khoán ngày 6/3/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một tuần giao dịch giằng co quanh vùng điểm 1.020 điểm; PVL bất ngờ nhận cảnh báo ...

Hồng Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán