Xi măng Công Thanh nhận "tráp phạt" từ UBCKNN

(Banker.vn) Ngày 14/8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Xi măng Công Thanh.
Xi măng Công Thanh nhận
Xi măng Công Thanh nhận án phạt 85 triệu đồng do vi phạm về công bố thông tin

Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với: Báo cáo tài chính bán niên 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2022.

Quyết định xử phạt được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Xi măng Công Thanh nhận
Xi măng Công Thanh chưa công bố Báo cáo tài chính bán niên 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2022

Lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu, kiểm toán “từ chối đưa ra ý kiến” về khả năng hoạt động

Đáng chú ý, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Xi măng Công thanh đã có một kỳ kinh doanh “bết bát”.

Cụ thể, doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2022 đạt 1.596 tỷ đồng, giảm 36% so với năm 2021. Mặc dù giá vốn hàng bán giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn doanh thu thuần, khiến cho Xi măng Công Thanh lỗ gộp hơn 153 tỷ đồng.

Trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đạt vỏn vẹn 7 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ thì chi phí tài chính vẫn chưa được tiết giảm mạnh mẽ. Năm 2022, chi phí tài chính của doanh nghiệp lên đến hơn 838 tỷ đồng, trong đó chi phí vay lãi lên đến 824 tỷ đồng. Kết quả này đã đẩy số lỗ cả năm lên mức kỷ lục 1.182 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 881 tỷ của năm 2021.

Đáng nói, năm 2022 đã là năm thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp xi măng này kinh doanh thua lỗ. Theo đó, tổng lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2022 đã lên tới 6.080 tỷ đồng, vượt vốn chủ sở hữu ghi nhận mở mức 5.180 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 4%, lên mức 17.498 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 3.095 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần tài sản ngắn hạn.

Ngoài ra, Công ty chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả với số tiền là 1.292 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; khoản vay ngắn hạn với số tiền hơn 288 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và tổng tiền lãi vay quá hạn hơn 316 tỷ đồng cho các Ngân hàng này.

Đây là một trong những cơ sở khiến cho Kiểm toán DFK từ chối đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh: “Những điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty”.

Xi măng Công Thanh nhận
Kiểm toán “từ chối đưa ra ý kiến” về khả năng hoạt động của Xi măng Công Thanh

Bên cạnh đó, Kiểm toán DFK nêu rõ, Xi măng Công Thanh không thể đưa ra bằng chứng khả năng hoàn thành kế hoạch thanh toán do các ngân hàng đề ra, do đó đơn vị kiểm toán này không thể đưa ra ý kiến cho báo cáo tài chính năm 2022.

Cũng cần nói thêm, đây không phải năm đầu tiên kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến cho báo cáo tài chính năm của Xi măng Công Thanh. Những năm trước đó, đơn vị kiểm toán đều bày tỏ sự nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, lãnh đạo Xi măng Công Thanh dự báo, 2023 sẽ tiếp tục là năm khó khăn bủa vây ngành xi măng, sản xuất và tiêu thụ chưa thể sáng hơn do chi phí đầu vào tiếp đà tăng, trong khi khâu tiêu thụ nội địa vẫn u ám, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng.

Trong khi đó, kênh xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn do các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước. Từ ngày 01/01/2023, Việt Nam áp thuế xuất khẩu clinker từ mức 5% lên 10%.

Do đó, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt gần 1.926 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2022, qua đó, giảm lỗ sau thuế xuống còn 796 tỷ đồng.

Dự án khách sạn cao cấp "đắp chiếu" nhiều năm, yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể liên quan

Dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp 5 sao, văn phòng làm việc, văn phòng cho thuê và dịch vụ thương mại ...

Xi măng Công Thanh: Kinh doanh thua lỗ nhiều năm, âm vốn chủ sở hữu gần 4.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh vừa công bố BCTC năm 2021. Theo đó, công ty vẫn tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ...

Tự ý lấn biển, Công ty Xi măng Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng

Do có hành vi tự ý lấn biển, Công ty CP Xi măng Công Thanh vừa bị UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt 210 triệu ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán