Xây dựng số 1 (CC1) lập công ty con, chuẩn bị chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 9%

(Banker.vn) Thành viên mới là Công ty CP Đầu tư CC1 dự kiến được “khai sinh” với 65% vốn góp đến từ Tổng công ty Xây dựng số 1, tương ứng 130 tỷ đồng.
Xây dựng số 1 (CC1) lập công ty con, chuẩn bị chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 9%
CC1 chi 130 tỷ đồng vốn góp thành lập CC1 Investment

Tổng Công ty Xây dựng số 1 – CTCP (UPCoM: CC1) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua chủ trương góp vốn thành lập Công ty CP Đầu tư CC1 (CC1 Investment).

Cụ thể, Công ty CP Đầu tư CC1 sẽ được thành lập với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó CC1 đóng góp 65% vốn, tương đương 130 tỷ đồng. Phần vốn góp do ông Lê Bảo Anh – Tổng Giám đốc CC1 là người đại diện.

Hiện tại, CC1 đang có 5 công ty con và 12 công ty liên kết. Công ty CP Đầu tư CC1 “ra đời” với tỷ lệ sở hữu lớn thứ 2, chỉ sau Công ty CP Xây dựng Số 1 Việt Quang (94,71%).

Cùng ngày, CC1 thông qua nghị quyết về việc triển khai phương án phát hành 29,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông năm 2022 với tỷ lệ 9% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 9 cổ phiếu). Dự kiến thực hiện trong quý III-IV/2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Theo tìm hiểu, Tổng Công ty Xây dựng số 1 được thành lập từ năm 1979 với ngành nghề chính là xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông… Bên cạnh đó, CC1 cũng đẩy mạnh kinh doanh ở những lĩnh vực khác như sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư bất động sản, xuất nhập khẩu…

Từ năm 2006, CC1 chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng sang mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con. Đến năm 2016, CC1 tái cấu trúc doanh nghiệp và hoạt động theo mô hình Công ty CP.

Năm 2020, CC1 nằm trong danh sách thoái vốn nhà nước với số lượng cổ phần là hơn 44 triệu cổ phần, tương đương 40,53% vốn điều lệ.

Trong giai đoạn 2017 - 2022, CC1 có kết quả kinh doanh lãi, lỗ xen kẽ. Năm 2018, CC1 ghi nhận lãi sau thuế đạt 192 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2017. Đến năm 2019, lợi nhuận sau thuế của CC1 lại giảm 54%, về mức 90,7 tỷ đồng. Năm 2020, lợi nhuận tiếp tục giảm 57% so với 2019, chỉ còn gần 40 tỷ đồng.

Sang năm 2021, lợi nhuận sau thuế của CC1 tăng vọt gấp gần 8 lần, đạt 312 tỷ đồng nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh. Đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế thu hẹp về mức 222 tỷ đồng.

Kết thúc quý II/2023, CC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.236 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán giảm 24% so với cùng kỳ, về mức 1.127 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp vẫn chưa thể cao hơn quý II/2023, chỉ đạt 108,8 tỷ đồng.

Ở kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính giảm 20%, đạt 76 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 3% và 36%, tương đương 132 tỷ đồng và 44 tỷ đồng.

Khấu trừ các chi phí, lỗ sau thuế của CC1 là 2,5 tỷ đồng, giảm sâu so với mức lãi 13 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, CC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.782 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 5 lần, về mức 5,7 tỷ đồng. Nguyên nhân kinh doanh sa sút được CC1 giải trình do

Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, CC1 đã hoàn thành 16,5% chỉ tiêu doanh thu (10.761 tỷ đồng) và 0,9% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (785 tỷ đồng). Để đạt được mục tiêu như kế hoạch đã đề ra, CC1 sẽ phải “dốc sức” về đích ở nửa cuối năm trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức của ngành xây dựng.

Thời gian gần đây, sức khỏe tài chính của CC1 có dấu hiệu đi xuống khi kết thúc quý II/2023, tổng tài sản đã giảm gần 1.170 tỷ đồng so với đầu năm, về mức 14.415 tỷ đồng. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 55%, về ngưỡng 897 tỷ đồng. Riêng tiền gửi ngân hàng giảm sâu gấp 4 lần, chỉ còn 320 tỷ đồng so với 1.200 tỷ đồng hồi đầu năm.

Mặc dù có thâm niên hoạt động đã hơn 50 năm thế nhưng CC1 được đánh giá là quy mô khá “khiêm tốn”. Tính đến ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của CC1 là 4.052 tỷ đồng, giảm khoảng 110 tỷ đồng so với đầu quý I/2023. Tuy nhiên, một tín hiệu mừng khác là CC1 đã thu hẹp số nợ ngắn hạn, về mức 5.015 tỷ đồng.

Được biết, nợ thuê tài chính dài hạn của CC1 chủ yếu nằm ở 3 lô trái phiếu trị giá 2.650 tỷ đồng với lãi suất 10%/năm; khoản nợ hơn 1.277 tỷ đồng với ngân hàng VDB và các khoản vay khác từ ngân hàng TPBank, BIDV, SHB, Vietinbank, NamABank, Vietcombank…

Mặc dù kinh doanh chưa được thuận lợi nhưng giá cổ phiếu của CC1 vẫn tăng gấp đôi trong vòng 3 tháng trở lại đây, đạt 21.700 đồng/cp.

6 tháng đầu năm 2023, CC1 tạo “điểm nhấn” bằng việc nằm trong liên danh Vietur đã xuất sắc lọt vào vòng trong của dự án sân bay Long Thành. Trong dự án này, CC1 “ngồi chung” với 3 “ông lớn” trong hệ sinh thái của cựu Chủ tịch HĐQT Coteccons Nguyễn Bá Dương là Newtecons, Ricons và SOL E&C.

Liên danh Xây dựng số 1 (CC1) – Trung Nam vừa được chỉ định gói thầu 1.467 tỷ đồng

Liên danh Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP (UPCoM: CC1) – Công ty CP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam vừa ...

Kết quả kinh doanh quý II ngành xây dựng: Vui thì ít, buồn thì nhiều

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà thầu xây dựng được quan tâm nhất trên thị trường đều đã công bố báo cáo tài ...

“Ông lớn” ngành Xây dựng CC1: Lợi nhuận gộp tăng trưởng, cổ phiếu tăng kỷ lục theo sức nóng sân bay Long Thành

Trong quý 1 và quý 2/2023, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (CC1) ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung ...

Ngọc Bích

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán