Xây dựng Coteccons (CTD) muốn mua công ty cơ điện

(Banker.vn) Coteccons cho biết, việc M&A này nhằm mở rộng hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra sự đa dạng hoá cho hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện nay là xây dựng nhằm tăng thêm nguồn thu cho tập đoàn.

HĐQT Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa công bố nghị quyết thông qua chủ trương mua lại 100% vốn của một công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện.

Xây dựng Coteccons (CTD) muốn mua công ty cơ điện
Công ty CP Xây dựng Coteccons vừa công bố nghị quyết thông qua chủ trương mua lại 100% vốn của một công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện

Coteccons cho biết, việc M&A này nhằm mở rộng hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra sự đa dạng hoá cho hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện nay là xây dựng nhằm tăng thêm nguồn thu cho tập đoàn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không công bố chi tiết tên công ty dự kiến mua lại và giá trị thương vụ.

Xây dựng Coteccons (CTD) muốn mua công ty cơ điện
Quyết định mua công ty con của Coteccons

Tại thời điểm 30/9, Coteccons đang sở hữu 7 công ty con, đa số hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sữa chữa và lắp đặt phụ tùng...

Xây dựng Coteccons là doanh nghiệp xây dựng thu hút nhiều chú ý trong thời gian qua xoay quanh đấu thầu gói thầu số 5.10 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách” thuộc đại dự án sân bay Long Thành với vốn đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sau đó đã công bố danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thi công nhưng không có tên của liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu. Mới nhất, ACV đã phát đi thông cáo hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5 với nhà thầu trúng thầu là Liên danh Vietur.

Trong một diễn biến khác, cách đây không lâu Xây dựng Coteccons đang vướng vào “lùm xùm” về việc, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricon) đã nộp đơn lên tòa án, yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Coteccons. Lý do theo Ricons công bố là Coteccons có một khoản công nợ đã quá hạn và được thừa nhận nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán.

Ricons cho biết nhiều lần gửi công văn đề xuất phương án giải quyết từ Coteccons nhưng không nhận được các phản hồi thiện chí. Việc Ricons yêu cầu thanh toán công nợ và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật trong suốt một thời gian dài. Đến ngày 4/7/2023, tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của Ricons.

Về phía Coteccons, công ty lại cho rằng có phát sinh công nợ với Ricons nhưng là giai đoạn trước năm 2019. Khi đó, Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Với việc phát sinh công nợ, Coteccons cho biết đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản nhưng Ricons không cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 (niên độ tài chính mới từ 1/7/2023 và kết thúc vào 30/6/2024) vừa được công bố mới đây, Công ty CP Xây dựng Coteccons ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 4.124 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ. Doanh thu chính chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng với hơn 4.116 tỳ đồng.

Cùng đó, giá vốn hàng bán có mức tăng nhẹ hơn nên sau khấu trừ, Coteccons báo lãi gộp 100 tỷ đồng, cao gấp 3 lần con số cùng kỳ niên độ trước (1/7 - 30/9/2022).

Cùng với đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 22%, lên hơn 101 tỷ đồng. Nguồn thu tài chính tăng chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chậm thanh toán và lãi từ đầu tư chứng khoán.

Trong kỳ, Coteccons tiết giảm đáng kể chi phí hoạt động; chi phí tài chính ghi nhận ở mức 32 tỷ đồng, giảm 27%, chủ yếu do giảm trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư. Do đó, kết thúc quý I/2024, “ông lớn” ngành xây dựng này thu về gần 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cải thiện mạnh so với khoản lỗ hơn 3,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Đây là quý có lãi cao nhất trong 11 quý (kể từ quý I/2021).

Giải trình biến động lợi nhuận, Coteccons cho biết doanh thu tăng tác động lợi nhuận tăng. Bên cạnh đó, do chính sách trích lập dự phòng đối với các dự án rủi ro mà ban lãnh đạo đã chủ động thực hiện từ năm trước, đã làm giảm nhẹ được tác động của các biến động về chi phí nhân công, nguyên vật liệu xây dựng và các yếu tố vĩ mô lên chi phí giá vốn trong kỳ.

Coteccons vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên vào giữa tháng 10/2023. Kế hoạch niên độ tài chính 2024 (từ 1/7/2023 đến 30/6/2024) với 17.793 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và lãi sau thuế đạt 274 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch cả năm, sau quý I/2024, Coteccons đã thực hiện được 23% chỉ tiêu về doanh thu và 24% chỉ tiêu lãi sau thuế.

Vi phạm công bố thông tin, Xây dựng Kiên Trung nhận "tráp" phạt

Xây dựng Kiên Trung bị xử phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin tài chính, trái phiếu không đúng thời hạn theo quy ...

Dòng tiền ưu ái cổ phiếu có "câu chuyện riêng"

Cuối tuần qua, cú đảo chiều khá đột ngột của VN-Index phần nào lấy đi thành quả tăng tốt trong tuần, kéo theo nhiều cổ ...

Doanh nghiệp tuần qua: Siba Group chuẩn bị lên sàn, Đầu tư PVR Hà Nội ngừng kinh doanh vì hết tiền

Tuần lễ vừa qua là một khoảng thời gian “đầy cảm xúc” đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong khi ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục