WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

(Banker.vn) Ngày 27/3, WTO dự đoán thuế hải quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và DN vào năm 2026.
WTO kêu gọi các thành viên thu hẹp khoảng cách, tìm sự đồng thuận tại MC13 Việt Nam nỗ lực thúc đẩy các thành viên WTO đồng thuận, củng cố vai trò hệ thống thương mại đa phương

Ngày 27/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala dự đoán, thuế hải quan đầu tiên đối với các sản phẩm kỹ thuật số như phim trực tuyến và tải phần mềm sẽ đánh vào người tiêu dùng và doanh nghiệp vào năm 2026, làm tăng giá ở một số quốc gia.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala cho biết một số chính phủ sẽ từ chối gia hạn miễn trừ 30 năm khi thời hạn này hết hạn sau hai năm. Việc mở rộng hơn nữa đòi hỏi sự nhất trí giữa các thành viên.

WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala

Hai năm là một khoảng thời gian rất hợp lý. Một số nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi hy vọng thuế quan đối với thương mại điện tử sẽ tăng đáng kể doanh thu thuế của họ nhưng các thành viên WTO khác cho rằng động thái này sẽ làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh khi thuế được chuyển sang người tiêu dùng.

Các nhóm doanh nghiệp đã vận động để gia hạn cái gọi là lệnh cấm thương mại điện tử tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của WTO (MC13), vẫn hy vọng các thành viên WTO sẽ tiếp tục điều này tại Hội nghị MC14 tiếp theo ở Cameroon vào năm 2026.

Liên minh Dịch vụ toàn cầu, một nhóm kinh doanh đa ngành, cho biết thuế hải quan đối với truyền tải điện tử sẽ dẫn đến chi phí cao hơn cho tất cả các hoạt động thương mại được kích hoạt bằng kỹ thuật số và giảm khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp áp dụng các công cụ kỹ thuật số, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ..

Nhưng Indonesia chỉ đồng ý gia hạn thêm hai năm sau cuộc trao đổi muộn giữa Tổng Giám đốc WTO Okonjo-Iweala và Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati khi hội nghị MC13 bế mạc vào đầ tháng 3 vừa qua. Ấn Độ, quốc gia liên tục kêu gọi chấm dứt lệnh cấm, cũng chỉ đồng ý gia hạn trong những giờ cuối cùng.

Cùng với các nước đang phát triển khác như Nam Phi và Pakistan, họ tin rằng họ đang mất nguồn thu thuế vì hầu hết các sản phẩm kỹ thuật số đều được nhập khẩu từ các nước giàu hơn. Indonesia đã thiết kế một hệ thống áp thuế đối với hàng hóa kỹ thuật số.

Bà Okonjo-Iweala nhấn mạnh rằng hầu hết các chính phủ sẽ tiếp tục miễn thuế thương mại điện tử ngay cả sau năm 2026. Mỹ, Trung Quốc, các quốc gia thành viên EU và hầu hết các nước Mỹ Latinh nằm trong số hơn 80 quốc gia đang đàm phán về lệnh cấm tự nguyện.

WTO kêu gọi các chính phủ thành viên thông qua các phái đoàn WTO tại Geneva thúc đẩy công việc về những sản phẩm thương mại điện tử nào sẽ phải chịu thuế. Các quyết định nên được đưa ra dựa trên thực tế. Các nghiên cứu của OECD và các tổ chức quốc tế khác cho thấy rằng các nước đang phát triển sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại hơn các nước phát triển nếu áp dụng thuế vì họ sẽ mất quyền truy cập vào các công cụ trực tuyến nâng cao năng suất.

Các bộ trưởng cũng phải có thời gian để thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến thương mại, không chỉ bao gồm thương mại kỹ thuật số mà còn cả biến đổi khí hậu và sự trỗi dậy của các quốc gia lợi dụng mối quan ngại về an ninh kinh tế để hạn chế thương mại.

Tại MC13, các thành viên đã đồng ý tăng thuế theo từng giai đoạn đối với các nước nghèo thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển nhất để hỗ trợ sự phát triển. Tổng Giám đốc WTO Okonjo-Iweala lạc quan về việc đạt được thời hạn cuối năm để cải cách chức năng giải quyết tranh chấp của WTO.

Mỹ vào năm 2019 đã ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán của hội đồng kháng cáo, cho phép các quốc gia thành viên tránh được các hình phạt ràng buộc. Sau cuộc bầu cử ở Ấn Độ và Mỹ vào cuối năm nay, bà Okonjo-Iweala lạc quan rằng sẽ có sự tự do hơn về tổng thể và cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với cơ quan kháng cáo cũng như các vấn đề khác.

Duy Hưng (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương