Theo Nikkei Asia, năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng cho chiến lược đa dạng hóa nguồn thu của các ngân hàng quốc tế ở châu Á. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phục hồi một cách chậm chạp và các quy định về niêm yết tại thị trường nước ngoài trở nên nghiêm ngặt, các ngân hàng đầu tư lớn của phương Tây đã tìm kiếm tăng trưởng ở các thị trường khác.
Ngân hàng J.P. Morgan của Mỹ là cố vấn hàng đầu Đông Nam Á về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu |
Dữ liệu mà hãng nghiên cứu thị trường Dealogic công bố hôm thứ Tư cho thấy, lần đầu tiên kể từ năm 2008, các ngân hàng đầu tư thu nhiều phí từ việc tư vấn cho khách hàng Đông Nam Á về các vấn đề trái phiếu và cổ phiếu hơn là từ việc đào tạo các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các giao dịch quốc tế về những vấn đề nói trên.
Tổng cộng, trong năm 2023, các ngân hàng đầu tư năm ngoái đã thu về 892 triệu USD tiền phí tư vấn phát hành cổ phiếu và trái phiếu từ các khách hàng Đông Nam Á và 854 triệu USD phí tương tự từ các khách hàng Trung Quốc.
Cần biết, năm 2020, các khoản phí mà các ngân hàng thu được từ thị trường Trung Quốc lên tới 3,83 tỷ USD, trong khi từ Đông Nam Á là 964 triệu USD.
Theo Nikkei Asia, sự thay đổi này một phần phản ánh sự “nóng bỏng” của thị trường IPO ở Indonesia và Ấn Độ cũng như nhu cầu niêm yết ở Mỹ của các công ty Trung Quốc có xu hướng suy giảm, trong bối cảnh Bắc Kinh thắt chặt hơn nữa các quy định niêm yết ở nước ngoài. Mặt khác, các công ty bất động sản Trung Quốc cũng ngừng phát hành trái phiếu lợi suất cao.
Nikkei Asia chỉ ra rằng, các ngân hàng quốc tế kiếm được ít tiền hơn từ việc sắp xếp các đợt phát hành cổ phiếu mới của Trung Quốc do quy mô giao dịch trung bình nhỏ hơn. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng trong nước cho các giao dịch tương tự.
Theo dữ liệu của hãng kiểm toán Deloitte, tính đến cuối tháng 12, trong khi số lượng công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ tăng lên 37, cao hơn gấp đôi so với con số 16 công ty vào năm 2022. Tuy nhiên, số vốn trung bình huy động được đã giảm 35%.
Sự đảo ngược giữa hai thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á xảy ra trong bối cảnh hoạt động giao dịch trên khắp châu Á nói chung đang chậm lại do lãi suất cao ở lục địa này (Nhật Bản là một ngoại lệ). Tỷ giá quá cao khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng. Theo đó, hoạt động IPO và M&A cũng thưa thớt hơn. Dữ liệu của Dealogic cho thấy, tổng doanh thu ngân hàng đầu tư ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản đã giảm từ mức 11,2 tỷ USD ghi nhận vào năm 2022 xuống còn giảm xuống còn 8,36 tỷ USD vào năm 2023.
Trong khi đó, nhờ cải cách quản trị doanh nghiệp và thị trường chứng khoán mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đàm phán, doanh thu ngân hàng đầu tư của Nhật Bản đã tăng 28% trong năm ngoái.
Ngân hàng J.P. Morgan của Mỹ, cố vấn hàng đầu Đông Nam Á về phát hành cổ phiếu và trái phiếu, đã thu về 89 triệu USD từ khu vực ASEAN trong năm 2023, cao gấp gần 2 lần so với khoản tiền về 47 triệu USD thu được từ hoạt động tư vấn tại thị trường Trung Quốc. Đây cũng đã là năm thứ hai liên tiếp ngân hàng Mỹ thu phí giao dịch từ thị trường Đông Nam Á nhiều hơn Trung Quốc.
Đứng thứ hai sau J.P. Morgan là Ngân hàng UBS của Thuỵ Sỹ. Năm 2023, UBS đã kiếm được 76 triệu USD từ việc tư vấn giao dịch chứng khoán và trái phiếu cho khách hàng Đông Nam Á, trong khi, phí tư vấn cho khách hàng Trung Quốc chỉ đạt 49 triệu USD. Kể từ năm 2021, Credit Suisse – nhà băng lớn thứ hai tại Thuỵ Sỹ, cũng đã thu nhiều phí từ khách hàng Đông Nam Á hơn là từ các tập đoàn Trung Quốc.
Bank of America Securities – ngân hàng hàng đầu nước Mỹ năm ngoái đã kiếm được 55 triệu USD từ việc dàn xếp các giao dịch ở Đông Nam Á, gần gấp đôi số tiền 28 triệu USD mà họ kiếm được từ giúp khách hàng Trung Quốc thực hiện các giao dịch quốc tế.
Trong khi đó, doanh thu mảng ngân hàng đầu tư của “đế chế” tài chính hơn 200 năm tuổi Citi cũng ghi nhận năm thứ hai liên tiếp “gặt hái” từ việc tư vấn cho khách hàng Đông Nam Á nhiều hơn từ việc sắp xếp các giao dịch quốc tế cho khách hàng Trung Quốc. Một đại diện của định chế tài chính này cho hay, họ sẽ tiếp tục duy trì “các hệ thống ngân hàng mạnh mẽ trên cả Trung Quốc và ASEAN”.
Người này cũng nói thêm: “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều khách hàng trong lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ và chăm sóc sức khỏe huy động vốn từ thị trường vốn và thị trường nợ vào năm 2024”.
Trong vài năm qua, một số ngân hàng lớn trên toàn cầu đã chuyển một phần hoạt động sang Singapore như một chiến lược tái định vị nhằm thu hút dòng vốn đang chảy mạnh vào Đông Nam Á, mặc dù thị trường này còn non trẻ so với thị trường Trung Quốc.
Ông Kenneth Kan, nhà sáng lập công ty cổ phần tư nhân Advan Capital, đồng thời là cựu Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu của CITIC Capital cho biết, việc tái cơ cấu hoạt động kinh doanh trong khu vực là điều hợp lý. “Nếu là một ngân hàng quốc tế, bạn sẽ làm như vậy”, vị này nói.
Nikkei Aisa cho hay, ngay cả các ngân hàng Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh tại thị trường Đông Nam Á. Bà Xu Jia, Phó Giám đốc Ngân hàng đầu tư tại China International Capital tiết lộ, ngân hàng này đang “triển khai đội ngũ nhân sự ở Đông Nam Á”.
Theo dữ liệu của Dealogic, năm 2023, CICC đã thu 91 triệu USD phí phát hành trái phiếu và cổ phiếu quốc tế từ các công ty Trung Quốc. Với số tiền này, CICC chỉ xếp sau Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đã kiếm được 92 triệu USD từ khoản phí tương tự, mặc dù số tiền này chỉ là một phần nhỏ so với khoản tiền 466 triệu USD mà nhà băng này “bỏ túi” trong năm 2020.
Khi được Nikkei Asia hỏi về chiến lược ở Indonesia và Ấn Độ, bà Xu Jia chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh tư vấn và xuyên biên giới trong thời gian từ 1 đến 2 năm tới. Đối với hoạt động kinh doanh ghi sổ IPO của chúng tôi, nó vẫn cần có đủ hiểu biết về thị trường địa phương và các quy định của địa phương.”
Ông Chen Yongren, Phó Giám đốc Bộ phận Ngân hàng đầu tư Hồng Kông của CICC, cho biết: “Chúng tôi cũng hy vọng có thể giúp các công ty con của các công ty Trung Quốc ở Indonesia niêm yết tại Hồng Kông”.
Reuters: DN Đông Nam Á "đổ bộ" chứng khoán Mỹ, “lấp đầy” khoảng trống DN Trung Quốc để lại Theo Reuters, một số doanh nghiệp Đông Nam Á đang cân nhắc tới việc niêm yết tại Mỹ, “trông cậy” vào “khẩu vị” của các ... |
Theo Bloomberg, đà phục hồi mới đây của thị trường chứng khoán Đông Nam Á dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì nhờ triển ... |
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam năm 2024 ở mức 6% ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam vào năm 2024 ở mức 6%, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN trong bối ... |
Hà Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|