Trần Đình Long là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông Long được coi là người giàu nhất ngành thép Việt Nam. Năm 2018, ông được tạp chí Forbes vinh danh là tỷ phú USD giàu thứ 4 Việt Nam và xếp hạng 1756 thế giới với 1,3 tỷ USD.
Bằng sự thông minh, ham học hỏi và ý chí, khát vọng làm giàu đã giúp ông gặt hái thành công với sự nghiệp của mình. Ông được coi là doanh nhân thành công, giàu có nhất ngành thép Việt.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ảnh: Thùy Dung |
Trần Đình Long sinh ngày 22/02/1961 tại Hà Nội. Mẹ của ông là bà Đỗ Thị Giới, người hiện nắm trong tay 890,827 cổ phiếu HPG với giá trị là 36,2 tỉ đồng. Vợ của ông là là bà Vũ Thị Hiền, người hiện đang nắm giữ 110.522.391 cổ phiếu HPG với giá trị 4.492,7 tỉ đồng. Năm 2013, bà nằm trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng chồng của mình. Ông tốt nghiệp hệ cử nhân tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kinh tế năm 1986.
Có thể nói, sự nghiệp của doanh nhân Trần Đình Long gắn chặt với Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, mà tiền thân của nó là công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng. Để có được sự thành công như hiện nay, ông Long cùng những cộng sự của mình đã phải bôn ba, trải qua những giai đoạn khó khăn, vất vả.
Sau 6 năm tìm hiểu về thị trường, ông và người bạn thân Trần Tuấn Dương quyết định thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng vào năm 1992. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty chủ yếu là buôn bán đồ cũ được nhập từ Nga về. Đây chính là dấu mốc cho sự nghiệp kinh doanh của ông Long chính thức bắt đầu.
Tuy nhiên, quá trình bắt đầu việc kinh doanh không mấy suôn sẻ khi ông và bạn của mình đều không nhiều vốn. Từ việc đăng ký kinh doanh, chứng minh tài chính đều gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1993, Trần Đình Long quyết định cùng cộng sự của mình thực hiện chuyến xuất ngoại đầu tiên để tìm hiểu thị trường và nhập hàng bài bản.
Đến năm 1994, khi vô tình thấy được rằng thị trường đồ nội thất nhập ngoại đang rất sôi động, ông đã quyết định gia nhập thị trường này. Ông đã thành lập công ty nội thất chuyên nhập hàng từ các nhà cung cấp đến từ Đài Loan, Malaysia đến Singapore…
Cho đến thời điểm năm 1996 khi công ty TNHH thiết bị Phụ tùng của ông phải mua ống thép về làm giàn giáo, ông Long đã nhạy bén thấy được lĩnh vực kinh doanh mới tiềm năng. Bởi ông nhận thấy việc nhập thép từ Đài Loan về chi phí đắt, số lượng hạn chế, mua hàng khó khăn. Điều này đã thôi thúc ông quyết định đầu tư sản xuất thép dựa trên công nghệ của Đài Loan. Công ty thép Hòa Phát chính thức được ra đời. Đến năm 2007, tập đoàn Hòa Phát trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam.
Năm 2007, khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng với mục tiêu sẽ trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Đúng như mục tiêu đã định ra, Hòa Phát ngày càng khẳng định được sự lớn mạnh của mình dưới “bàn tay” lãnh đạo của Trần Đình Long.
Kết thúc quý II năm 2016, Hòa Phát đã tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu đạt được lên đến 15.400 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ gần hoàn thành mức kế hoạch đặt ra về lợi nhuận. Để đạt được mức tăng trưởng lớn đến vậy, đều nhờ sản lượng bán hàng tăng, chính sách nhập nguyên liệu theo năm…
Thời điểm Tập đoàn Hòa Phát có sự tăng trưởng đột biến ấy, ông Trần Đình Long nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hòa Phát. Điều này cho thấy được rằng khả năng quản lý, lãnh đạo, xây dựng chiến lược kinh doanh của ông Long rất hiệu quả. Sự tăng trưởng này đều đến từ việc ông Long nhạy bén với thị trường, biết đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng.
Đầu năm 2016, ông Long tiếp tục đầu tư thêm vào lĩnh vực Nông nghiệp với việc cho ra đời Công ty Phát triển Nông Nghiệp Hòa Phát. Số vốn điều lệ của công ty này được công bố là 2.500 tỷ đồng. Lĩnh vực chính của công ty là chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2016, công ty đã nhập khẩu thêm 500 con heo từ Đan Mạch về và cho xây dựng khu chăn nuôi có sức chứa hơn 3.000 con bò.
Đến năm 2017, Việt Nam bước lên ngôi “vương” về tiêu thụ thép tại khu vực các nước Đông Nam Á. Với vai trò là một trong những doanh nghiệp sản xuất thép, ông Long chia sẻ: “Vài năm nay, mọi người nhìn thép rất xấu, nhưng thép vẫn được coi là bánh mì của công nghiệp và tại những nước công nghiệp hóa mới như chúng ta, nhu cầu thép vẫn còn tăng”.
Tính riêng quý 2 năm 2017, doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát đạt được lên đến 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.530 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê được của VSA, tính đến cuối tháng 6 năm 2017, thép Hòa Phát đang dẫn đầu về t thị phần chiếm 27,5% thị phần thị trường thép xây dựng. Nhờ sự tăng trưởng mang tính “bứt phá” ấy, giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh, giúp nâng tổng giá trị tài sản của ông Long lên trên 1 tỷ USD.
Đến năm 2018, sau hơn 10 năm hoạt động, doanh thu của HPG đã tăng gấp 10 lần. Doanh thu ban đầu năm 2007 HPG đạt 5.734 tỉ đồng, đến năm 2017 con số đó đã nâng lên mức 47.000 tỉ đồng. Không ngừng lại ở đó, đến cuối năm 2019 sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đạt con số kỉ lục. Sản lượng thép cung cấp cho thị trường lên đến 300.000 tấn, cung cấp 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.
Tạp chí nổi tiếng nhất nước Mỹ đã từng có những chia sẻ về tập đoàn Hòa Phát: “Mỗi ngày Hòa Phát thu về 153 tỷ đồng doanh thu, tạo ra 23,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế”.
Có thấy được rằng, sự phát triển của HPG thành công như ngày hôm nay nhờ công rất lớn của “đầu tàu” Trần Đình Long. Bên cạnh danh hiệu “Vua” thép, người ta còn biết đến Trần Đình Long với những phát ngôn đầy đanh thép mang cái tầm của người lãnh đạo tài ba.
Trong một cuộc họp cổ đông thường niên “vua” thép nước Việt đã từng lên tiếng rằng: “Chúng tôi luôn thận trọng trên cơ sở tính toán kỹ càng. Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”. Đây được đánh giá là phát ngôn thể hiện tính trách nhiệm rất cao đối với công việc, cũng như sự tự tin về những chiến lược kinh doanh mà ông mà các cộng sự đang thực hiện.
Bên cạnh việc nhạy bén với thị trường, nhà lãnh đạo cấp cao của Hòa Phát còn được biết đến là người có những chiến lược kinh doanh thận trọng, có tầm nhìn xa. Để có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình kinh doanh ông Long luôn tính toán rất kỹ lưỡng. Những người đã từng hợp tác với vị tỷ phú này đều nhận xét về ông như sau: “Nếu như người ta chơi cờ được 3-5 nước đã là khủng khiếp thì ông Long được ví như là người chơi cờ tính trước đến 20 nước”.
Bởi sự thận trọng trong kinh doanh đó đã giúp ông xây dựng được những chiến lược phát triển lâu dài. Ông cũng luôn rất tự tin với những chiến lược kinh doanh của mình. Sự tự tin ấy được thể hiện qua câu nói rất nổi tiếng của vị doanh nhân này: “Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”.
Có thể nhận thấy rằng, việc phát triển của Hòa Phát trong những năm gần đây gặp không ít biến động, nhưng mức doanh thu của Tập đoàn này vẫn gây bất ngờ với tổng giá trị lên tới 100.000 tỉ đồng trong năm 2020. Điều này cho thấy tư duy làm kinh doanh của ông Long theo kiểu “ăn chắc mặc bền”.
Cổ phiếu thép "gặp nạn", MSN cùng nhóm nhà băng lại gồng gánh thị trường Hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho đà tăng của VN-Index hôm qua là cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan. Kết phiên, MSN tăng 4,3% ... |
Cổ phiếu HPG (Hòa Phát) “lao dốc” trong ngày họp ĐHCĐ với thanh khoản tăng đột biến Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đi xuống sau phát biểu không mấy lạc quan về tình hình kết quả kinh doanh quý ... |
Bốc hơi 6.800 tỷ đồng tài sản, "vua thép" Trần Đình Long rời Top 2 BXH người giàu nhất sàn chứng khoán Cùng với sự giảm điểm rất mạnh của thị trường chứng khoán tuần qua, tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán ... |
Thùy Dung
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|