“Vua nha đam” (GCF) công bố Nghị quyết khiến các cổ đông buồn lòng

(Banker.vn) Mới đây, Công ty CP Thực Phẩm G .C (G.C Food, UPCoM: GCF) đã thông báo về việc không tiếp tục triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022.

Trước đó, Thực Phẩm G .C đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8%, tương ứng cổ phiếu sở hữu mỗi 100 cổ phiếu sẽ nhận về 8 cổ phiếu mới.

Với gần 31 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến GCF sẽ phát hành thêm hơn 2,4 triệu cổ phiếu mới. Hoàn tất, GCF sẽ tăng vốn điều lệ từ 307 tỷ đồng lên hơn 331 tỷ đồng. Tuy nhiên phương án này đã không được tiến hành. Công ty không trình bày lý do huỷ kế hoạch trên.

“Vua nha đam” (GCF) công bố Nghị quyết khiến các cổ đông buồn lòng

Trong quá khứ, công ty từng chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 18%, lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên gần 30,7 triệu đơn vị như hiện tại.

Thành lập từ năm 2011 dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty CP Thực phẩm G.C có vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ đồng. Hoạt động trong ngành chế biến và sản xuất thực phẩm, Công ty CP Thực phẩm G.C có mảng kinh doanh chủ lực là các sản phẩm liên quan đến nha đam và thạch dừa, chiếm gần 90% trong cơ cấu doanh thu của Công ty trong năm 2020 và 2021, do đó dễ hiểu khi đây được xem "vua nha đam” và thạch dừa tại thị trường Việt Nam.

Các sản phẩm nha đam và thạch dừa của Công ty hiện xuất khẩu đến 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Tại thị trường trong nước, GC Food cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các hãng trong ngành F&B lớn như Vinamilk, Nutifood... đồng thời đẩy mạnh bán lẻ với nhiều hệ thống phân phối.

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực trên, GC Food cũng đang sản xuất và cung ứng nhiều loại trái cây tươi như dưa lưới, dưa huỳnh long, nho, táo, ổi… Đồng thời, công ty cũng đầu tư xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi hiện đại với nhiều đối tượng vật nuôi như bò, cừu, dê… và phát triển hệ thống nhà yến.

Sau 12 năm hoạt động và 7 lần tăng vốn qua một số hình thức như các thành viên sáng lập góp thêm vốn, phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ hiện tại của công ty là 260 tỷ đồng, tương ứng với 26 triệu cổ phần.

Về hoạt động kinh doanh, bán niên 2023 doanh thu của GCF đạt hơn 237,8 tỷ đồng tăng 16% với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính của GCF tăng 77% so với đầu năm lên hơn 10 tỷ đồng (chủ yếu là lãi vay) đã kéo lợi nhuận của Công ty đi xuống. Lãi ròng của Công ty giảm hơn 43% với năm trước, từ 21,3 tỷ xuống 12,1 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu GCF vừa chào sàn trong phiên cuối tháng 12/2022. Thị giá sau đó đã liên tục tăng nóng nhanh chóng gấp đôi chỉ sau 5 phiên, lên đỉnh 23.800 đồng/cp trước khi quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, thị giá GCF còn 12.700 đồng/cp.

Tại Lễ khai trương giao dịch cổ phiếu GCF, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm G.C đã chia sẻ mục tiêu đưa cổ phiếu giao dịch tập trung trên thị trường chứng khoán nhằm minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp. Đồng thời tăng cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán, để đầu tư phát triển một cách bền vững nền nông nghiệp, thực phẩm Việt Nam. Cũng tại phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu GCF nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư với 51.400 cổ phiếu GCF được giao dịch tại mức giá trần 16.800 đồng/cp.

Tân binh GCF "một bước lên mây" khi giao dịch tại thị trường UPCoM

Ngày 20/12/2022, 26 triệu cổ phiếu GCF của Công ty CP Thực phẩm G.C chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM, ...

Cổ phiếu GCF "bay cao" chưa được bao lâu đã vội quay đầu

Trước đó, 26 triệu cổ phiếu GCF đã chào sàn UpCOM ngày 20/12 với giá tham chiếu chào sàn trong ngày giao dịch đầu tiên ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục