Vừa bị 'tố' bán dự án 'ma', Tập đoàn Lan Phương tiếp tục bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

(Banker.vn) Tập đoàn Lan Phương vừa bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế. Trước đó, công ty thành viên của tập đoàn này cũng bị "tố" bán dự án “ma”.
Địa ốc Lan Phương bị tố vẽ dự án 'ma': Hồ sơ 'nữ tướng' Sáu Phước TP. Hồ Chí Minh: Không có dự án nào mang tên Golden City Tân Quy và River Củ Chi 'TP. Hồ Chí Minh: Sau 1/8, những dự án bất động sản ''đắp chiếu'' liệu có ''hồi sinh’'?

Theo đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định 24900/QĐ-CTTPHCM-KĐT cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Lan Phương (địa chỉ: 19 Nguyễn Văn Đậu, phường 5, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh; mã số thuế: 0301441960).

Lý do cưỡng chế: Người nộp thuế có số tiền nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định; Số tiền bị cưỡng chế hơn 15,3 tỷ đồng.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, quyết định này có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày 21/6/2024.

Vừa bị 'tố' bán dự án 'ma', Tập đoàn Lan Phương tiếp tục bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Tập đoàn Lan Phương bị cưỡng chế bằng việc ngừng sử dụng hoá đơn. (ảnh chụp màn hình)

Trước đó, Báo Công Thương đã phản ánh về việc Công ty Địa ốc Lan Phương Real (gọi tắt là Lan Phương Real) là thành viên của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Lan Phương (gọi tắt là Tập đoàn Lan Phương), bị tố bán dự án “ma”.

Theo phản ánh của nhà đầu tư, Lan Phương Real mời chào người dân tham gia đầu tư vào dự án của họ: Khu dân cư Golden City Tân Quy và dự án River Củ Chi (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh).

Lan Phương Real khẳng định các dự án đã được UBND huyện Củ Chi phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư, có bản vẽ mặt bằng tổng thể phân lô và cũng được UBND huyện phê duyệt. Nhiều người dân đã đồng ý rót tiền vào hai dự án của công ty này. Một thời gian sau dự án "trùm mền, đắp chiếu", nhiều nhà đầu tư quyết định thanh lý hợp đồng và đòi lại số tiền đã góp vốn.

Sau khi chính quyền địa phương tiếp nhận thông tin về 2 dự án của Lan Phương Real, ngay lập tức đã lên tiếng phủ nhận tính pháp lý của các dự án này.

Ngày 11/7, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Trưởng Phòng Quản lý đô thị, UBND huyện Củ Chi, cho biết: "Từ trước đến nay, UBND huyện Củ Chi không chấp thuận dự án khu dân cư nào mang tên khu dân cư Golden City Tân Quy và dự án River Củ Chi do Công ty Địa ốc Lan Phương Real thực hiện đầu tư".

Văn bản số 12312 nói về chủ trương điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, nội dung của văn bản này mục đích là để giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Quản lý đô thị huyện để thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của từng đơn vị, chứ không liên quan đến việc thi công các dự án nêu trên", Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị UBND huyện Củ Chi phúc đáp.

Tập đoàn Lan Phương: Bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, khách hàng tố bán dự án “ma”
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Lan Phương bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn do nợ thuế

Về Tập đoàn Lan Phương do nữ tướng Nguyễn Thị Phước hay thường gọi là Sáu Phước sáng lập vào năm 1996, là chủ đầu tư của nhiều dự án chung cư lớn.

Tài liệu Báo Công Thương có được cho thấy, tình trạng thua lỗ là căn bệnh "kinh niên" tại Tập đoàn Lan Phương suốt thời gian dài. Thậm chí trong năm 2018, khi doanh thu của họ tăng trưởng tới 64% so với cùng kỳ, lên mức 167 tỷ đồng thì lợi nhuận sau thuế vẫn là con số âm 6 tỷ đồng.

Sau đó, dường như dưới tác động của đại dịch Covid-19, nguồn thu của Tập đoàn Lan Phương bắt đầu cạn dần, lần lượt giảm còn 76 tỷ đồng (2019), 21,8 tỷ đồng (2020), 17,7 tỷ đồng (2021), 10,9 tỷ đồng (2022) và 20,4 tỷ đồng (2023). Các khoản lỗ tiếp tục nối dài, từ 19,1 tỷ đồng đến 6 tỷ đồng, 15,6 tỷ đồng, 1,4 tỷ đồng, 13,6 tỷ đồng, 8,4 tỷ đồng và 16,5 tỷ đồng (giai đoạn 2017 - 2023).

Tính đến cuối năm ngoái, tổng số lỗ ròng lũy kế Tập đoàn Lan Phương là trên 120 tỷ đồng, cao vượt trội so với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng.

Trong khi đó, khối nợ Tập đoàn Lan Phương đang gánh có thời điểm tăng vọt lên 1.518 tỷ đồng (2021), sau đó giảm dần xuống 1.369 tỷ đồng và 756 tỷ đồng các năm 2022 - 2023.

Tấn Hiệp

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục