Vừa báo lãi kỷ lục, FPT dự chi gần 1.300 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2023

(Banker.vn) Công ty CP FPT (HOSE: FPT) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc thực hiện chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền mặt, ngày giao dịch không hưởng quyền vào 24/8 tới đây.

Theo đó, mức chi trả cổ tức với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng. Với gần 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, FPT dự kiến sẽ phải chi khoảng 1.260 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông, thời gian chi trả dự kiến vào 12/9. Năm 2023, FPT dự kiến tiếp tục duy trì cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cp). HĐQT sẽ căn cứ kết quả kinh doanh thực tế để quyết định tạm ứng các đợt cổ tức trong năm.

Trước đó, ngày 13/07/2023, FPT cũng chi 1,1 ngàn tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền theo tỷ lệ 10%, qua đó hoàn thành kế hoạch đề ra và nâng tổng mức cổ tức bằng tiền năm 2022 lên 20%.

Vừa báo lãi kỷ lục, FPT dự chi gần 1.300 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2023
6 tháng đầu năm, FPT ghi nhận tổng doanh thu đạt 24.166 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận trước thuế đạt 4.339 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thời gian vừa qua, cổ đông FPT liên tục nhận những thông tin khá tích cực. Cụ thể, Công ty vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với lợi nhuận cao kỷ lục. Theo đó, FPT ghi nhận doanh thu đạt 12.484 tỷ đồng, tăng 24% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.509 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, FPT ghi nhận tổng doanh thu đạt 24.166 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận trước thuế đạt 4.339 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm FPT đã hoàn thành 49% kế hoạch lợi nhuận năm 2023.

Về kết quả kinh doanh đầy ấn tượng đạt được trong nửa đầu năm 2023, FPT cho biết thêm, mảng công nghệ bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và ngoài nước vẫn tiếp tục là nguồn thu chủ chốt, mang về 14.202 tỷ đồng, chiếm 59% tổng doanh thu và 46% tổng lợi nhuận trước thuế.

Trong đó, doanh thu và lợi nhuận dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài lần lượt tăng 30,2% và tăng 34,6% so với nửa đầu năm 2022. Đặc biệt, bất chấp sự mất giá của đồng Yên, đà tăng trưởng tại thị trường Nhật Bản vẫn được duy trì, với mức tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin từ phía doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đạt được là do các đối tác Nhật Bản đang có nhu cầu chi tiêu lớn cho chuyển đổi số - lĩnh vực mà nước này đang bị tụt lại sau Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tập đoàn FPT đang mở thêm các văn phòng mới tại Nhật Bản và tăng cường tiếp xúc với các tập đoàn lớn. Đầu tháng 6/2023, văn phòng thứ 15 của Tập đoàn FPT tại Nhật Bản đã đi vào hoạt động.

Tại thời điểm kết thúc quý 2, tổng tài sản của FPT đạt mức 60.556 tỷ đồng, tăng 17% so với số đầu năm. Trong đó, 44% tổng tài sản là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với 26.688 tỷ đồng, tăng 38% so với thời điểm đầu năm và tăng gấp rưỡi cho với thời điểm cuối quý 1.

Vốn chủ sở hữu đạt 28.595 tỷ đồng, tăng 28% so với số đầu năm, trong đó giá trị lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 10.666 tỷ đồng.

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu FPT

Mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) vừa công bố báo cáo triển vọng đối với Công ty CP FPT. Theo đó, VND dự báo doanh thu mảng công nghệ của FPT đạt 29.699 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 16,4% và đạt 37.037 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 24,8% so với cùng kỳ. VND cho rằng biên lợi nhuận gộp của FPT sẽ tiếp tục cải thiện nhờ đẩy mạnh mảng chuyển đổi số (Dx) với biên lợi nhuận cao trong mảng công nghệ.

Trong năm 2023, VND dự phóng doanh thu Dx sẽ đạt 9.824 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ. đóng góp 33% doanh thu mảng công nghệ và 18,9% tổng doanh thu của FPT. Từ đó, VND kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của FPT sẽ tăng 0,3 điểm % lên 39,8%.

Qua đó, VND duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 105.500 đồng/cp. Định giá của VND dựa trên phương pháp tổng giá trị các thành phần (SOTP) dựa trên P/E cho ba mảng kinh doanh chính của công ty. VND áp dụng mức P/E trung bình năm 2023 của 3 mảng tương ứng từng phân khúc với mức chiết khấu 15% trên P/E trung bình của các công ty cùng ngành công nghệ và viễn thông do chênh lệch về lãi suất giữa Việt Nam và các quốc gia được theo dõi khác.

Tiềm năng tăng giá bao gồm thỏa thuận M&A thành công với các công ty công nghệ nước ngoài và doanh thu dịch vụ CNTT ký mới cao hơn dự kiến.

Rủi ro giảm giá bao gồm: Suy thoái kinh tế kéo dài dẫn đến chi tiêu cho mảng công nghệ thắt chặt hơn dự kiến; cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty viễn thông tích hợp cung cấp cả dịch vụ băng thông rộng có dây và di động trong thời đại phát triển công nghệ mạng 5G.

FPT chốt danh sách trả cổ tức 2022 bằng tiền và cổ phiếu

Công ty CP FPT (HOSE: FPT) thông báo chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu năm 2022.

FPT chạm trán Viettel tại gói thầu 65 tỷ đồng ở Đà Nẵng, chiến thắng nghiêng về tay ai?

Gói thầu thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng (Đề án xây dựng thành phố thông minh) đang chứng ...

FPT lãi kỷ lục trong quý II/2023, chính thức trở lại “câu lạc bộ” vốn hoá 100.000 tỷ đồng

Công ty CP FPT (HOSE: FPT) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 1.855,6 tỷ đồng - ...

Đình Tư (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán