Công ty “ma” giúp bà Trương Mỹ Lan “rút ruột” Ngân hàng SCB thế nào? Vụ án Trương Mỹ Lan: Trước thời điểm khởi tố, Ngân hàng SCB có bao nhiêu tiền? |
Nữ Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố 3 tội danh: Tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Các bị can còn lại có 41 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước…
Những người này bị đề nghị truy tố về các tội tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.
Truy tố bị can Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng của SCB |
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của SCB (từ 85% - 91,5% cổ phần), qua đó trở thành cổ đông có "quyền lực" để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đồng phạm bị cáo buộc đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm: Tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB; thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty "ma", thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.
Thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, "cắt đứt" dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.
Trong đó, từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2017, bà Lan chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau, hiện còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi. Hành vi này gây thiệt hại cho SCB hơn 64.000 tỷ đồng, phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tiếp đó, từ ngày 9/2/2018 đến ngày 7/10/2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của SCB số tiền hơn 304.000 tỷ đồng, qua đó gây thiệt hại cho SCB hơn 129.000 tỷ đồng, phạm tội tham ô tài sản.
Vụ án xảy ra tại SCB khiến ngân hàng này thiệt hại cả trăm ngàn tỷ đồng |
"Trên cơ sở kết quả điều tra, kết quả công tố, các cơ quan tiến hành tố tụng đã rà soát, phân loại xử lý các bị can theo các tội danh cụ thể tương ứng với vị trí, vai trò, số lượng, tính chất, mức độ hành vi phạm tội và lỗi của từng bị can", cáo trạng nêu.
Quá trình điều tra, Viện kiểm sát nhận thấy nhiều sơ hở trong một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước ở lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Cơ quan tố tụng cho rằng đây là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can.
Trong vụ án này, 5 người bị truy tố nhưng đã bỏ trốn là Đinh Văn Thành và Nguyễn Thị Thu Sương, đều là cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB; Chiêm Minh Dũng - cựu Phó Tổng giám đốc SCB; Trầm Thích Tồn - thành viên Hội đồng quản trị SCB; Nguyễn Lâm Anh Vũ - cựu Phó Giám đốc SCB chi nhánh Bến Thành. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kêu gọi các bị can này đến công an hoặc Viện kiểm sát nơi gần nhất để đầu thú, hưởng khoan hồng và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định. Nếu vẫn tiếp tục bỏ trốn, Viện kiểm sát coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa và bị truy tố, xét xử vắng mặt. |
Chí Tâm
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|