VPBank vay hợp vốn quốc tế thêm 500 triệu USD

(Banker.vn) Khoản vay quốc tế 500 triệu USD lần này là nguồn vốn được VPBank huy động thành công thứ 2 trong năm 2022, sau khi ngân hàng được giải ngân khoản vay hợp vốn 600 triệu USD vào tháng 4 vừa qua.

Ngăn chặn tình trạng đô la hoá và vàng hoá trong nền kinh tế

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết thành công thỏa thuận vay hợp vốn trị giá 500 triệu USD, tương đương gần 12,5 nghìn tỷ đồng từ năm định chế tài chính lớn bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng ANZ và Công ty Chứng khoán Maybank Securities Pte. Ltd.

Nguồn vốn từ khoản vay này sẽ được ngân hàng sử dụng để đáp ứng các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, VPBank sẽ có thêm tiềm lực để hỗ trợ các dự án xã hội nhằm cải thiện cơ sở hạn tầng cơ bản, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.

Huy động thêm 500 triệu USD từ thị trường quốc tế, VPBank tăng thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp
Huy động thêm 500 triệu USD từ thị trường quốc tế, VPBank tăng thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp

Khoản vay quốc tế nói trên là nguồn vốn được VPBank huy động thành công thứ 2 trong năm 2022, sau khi ngân hàng được giải ngân khoản vay hợp vốn 600 triệu USD vào tháng 4 vừa qua, từ các định chế tài chính lớn của châu Á như SMBC, Maybank, Ngân hàng Cathay United Bank, Ngân hàng CTBC và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ.

Kết thúc quý III/2022, tăng trưởng tín dụng của VPBank đạt 15,45%, cao hơn mức trung bình ngành 10,96%. Lợi nhuận trước thuế (PBT) hợp nhất của ngân hàng tăng trưởng tích cực, đạt hơn 19,8 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ.

Đóng góp lớn vào tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng là mảng ngân hàng bán lẻ, với quy mô và tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng bán lẻ của VPBank, bao gồm cho vay khách hàng cá nhân, SME và FE Credit, đã vươn lên đóng góp gần 70% tổng dư nợ cấp tín dụng của VPBank, với tăng trưởng đạt khoảng 20% so với đầu năm, đưa ngân hàng vào top dẫn đầu thị trường trong mảng bán lẻ.

Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết, các nguồn vốn này sẽ giúp VPBank thúc đẩy các chương trình tín dụng cho nhóm khách hàng SME, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh, giao thông và xây dựng nhà ở xã hội, cho phép các doanh nghiệp này tiếp cận với nguồn vốn chi phí tương đối thấp để phát triển.

Ngoài nguồn vốn nói trên, thông qua quan hệ đối tác trong Sáng kiến Tài chính Doanh nhân Nữ (We-Fi), ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ VPBank để giúp nâng cao năng lực tiếp cận tài chính cho nhóm khách hàng nữ. Đặc biệt, khoản tài trợ 750.000 USD dựa trên kết quả hoạt động thực tế sẽ được We-Fi tài trợ cho ngân hàng để mở rộng dịch vụ cho nhóm khách hàng nữ và thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đầu tiên ở Việt Nam tài chính toàn diện cho các SME do phụ nữ làm chủ.

Trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới đang trải qua nhiều khó khăn và biến động khó lường, việc VPBank huy động thành công một nguồn vốn lớn từ các định chế tài chính tên tuổi là minh chứng cho năng lực và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

Ngân hàng Vietcombank điều chỉnh tăng giá đối với các đồng ngoại tệ chủ chốt

Theo khảo sát vào lúc 9h30 hôm nay ngày 11/11, hầu hết các ngoại tệ đang giao dịch tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt ...

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng nào sinh lời tốt nhất hiện nay?

Khảo sát mới nhất tháng 11, khách hàng gửi tiền tiết kiệm trong thời hạn 1 năm (12 tháng) sẽ được nhận lãi suất từ ...

Nhiều ngân hàng đang có sự dịch chuyển dòng vốn

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu kém lạc quan, hạn mức tăng trưởng tín dụng hạn chế, đã có sự dịch chuyển dòng vốn ...

Phương Thảo (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục