Chu kỳ mới của thị trường bất động sản lộ dần Thị trường bất động sản: Chính sách tích cực nhưng thực thi còn nan giải |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 8/2023, trong nguồn vốn nước ngoài (FDI) rót vào thị trường bất động sản Việt Nam thì lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn bám trụ ở vị trí thứ 2 về thu hút vốn FDI với hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ảnh Internet |
Tuy nhiên, con số này giảm hơn 47% so với cùng kỳ. Trước đó, 7 tháng của năm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,61 tỷ USD và lĩnh vực kinh doanh này đứng ở vị trí xếp hạng thứ 3 trong thu hút vốn FDI.
Như vậy, sau 8 tháng, dù thứ bậc được cải thiện, vươn lên vị trí thứ 2 nhưng thu hút vốn FDI vào bất động sản vẫn giảm, chưa như kỳ vọng.
Khảo sát của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy từ đầu năm đến nay, nhiều nhà đầu tư ngoại đang duy trì sự quan tâm tới các dự án bất động sản trong nước. Mục tiêu hướng đến của nhà đầu tư ngoại là những dự án hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Thực tế đã ghi nhận một số vụ mua bán-sáp nhập (M&A) đến từ một số doanh nghiệp ngoại tên tuổi như Keppel Land, Frasers, Central Retail...
Hiện phương thức mua bán, chuyển nhượng chủ yếu vẫn là nhận chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp dự án.
Các chuyên gia đánh giá, trong lĩnh vực bất động sản, phân khúc công nghiệp vẫn là “điểm sáng” với dòng vốn FDI ổn định. Đây cũng chính là phân khúc tạo được “nam châm” trong thu hút đầu tư.
Với mục tiêu đón sóng FDI đổ vào Việt Nam, nhu cầu thuê đất công nghiệp vẫn tiếp tục sôi động trong năm 2023, bất chấp những khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản. Nhất là trong bối cảnh các thủ phủ công nghiệp cũ dần lấp đầy khiến giá thuê đi lên và nguồn cung mới, có quy mô diện tích lớn cũng hạn chế.
Bảo Ngân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|