Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực

(Banker.vn) Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/10/2023, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

10 tháng đầu năm cũng ghi nhận có 2.608 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 15,29 tỷ USD, tăng 66,1% về số dự án và tăng 54% về số vốn so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, có 1.051 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm đạt hơn 5,33 tỷ USD, tăng 19,4% về số lượt nhưng giảm 39% về số vốn so với cùng kỳ. Ngoài ra, còn có 2.836 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tuy giảm 5,4% so với cùng kỳ về số lượt, nhưng lại tăng 35,4% về số vốn, đạt hơn 5,13 tỷ USD.

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực

Theo số liệu thu hút FDI, các nhà đầu tư truyền thống đến từ châu Á như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư vào Việt Nam.

Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,65 tỷ USD, chiếm hơn 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 3,93 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,54 tỷ USD, chiếm hơn 13,7% tổng vốn đầu tư...

Không chỉ vốn đăng ký tích cực mà vốn FDI giải ngân trong 10 tháng đầu năm cũng được đánh giá khả quan. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 10 tháng, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế đến ngày 20/10/2023, cả nước có 38.622 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 460,07 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 292 tỷ USD, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…

Thời gian qua, Quảng Ninh đã đầu tư mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường xá, cầu đường cũng như các khu công nghiệp tập trung. Trong chiến lược phát triển những năm tới, Quảng Ninh quyết tâm chuyển dịch kinh tế theo hướng bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Đầu tư hàng loạt cây cầu nghìn tỷ nối những vùng kinh tế trọng điểm, tỉnh này vừa hấp dẫn hàng tỷ USD vốn FDI từ Hongkong, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Quảng Ninh đã nâng cấp, cải tạo được 228km quốc lộ; làm mới và nâng cấp 126,7km đường tỉnh; cải tạo, duy tu làm mới 1.250km đường huyện, 3.750km đường giao thông nông thôn, miền núi.

Trong đó, kết quả ấn tượng nhất phải kể đến là đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông kết nối đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, bình quân 5 năm (2015-2020) tăng 10,7%.

Du lịch, dịch vụ ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện quy định về kinh doanh xăng dầu

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về dự thảo Nghị định sửa đổi, ...

Đoàn 29 doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến đầu tư 7,7 tỷ yên vào Việt Nam

Chiều 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Yamamoto Ichita - Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản đang thăm, làm việc tại ...

Thủ tướng yêu cầu dứt khoát không để thiếu điện trong mọi trường hợp

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ ...

PV

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục