Trái ngược với kết quả kinh doanh sa sút, cổ phiếu TAR của Trung An không ngừng tăng |
Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) vừa công bố thông tin về việc Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT viết đơn xin từ nhiệm.
Cụ thể, Tổng Giám đốc là ông Phạm Thái Bình và Chủ tịch HĐQT là bà Lê Thị Tuyết đã viết đơn xin từ nhiệm với cùng một lý do cơ cấu lại nhân sự công ty.
Ông Phạm Thái Bình và bà Lê Thị Tuyết là 2 vợ chồng cùng được bầu lại vào HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 trong cuộc họp ĐHĐCĐ hồi tháng 6 vừa qua.
Hiện tại, ông Phạm Thái Bình đang nắm giữ 11 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ nắm giữ là 14,04% và giữ đồng thời 2 chức vụ Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch HĐQT. Còn bà Lê Thị Tuyết không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào.
Bên cạnh đó, hai người con gái của ông Bình và bà Tuyết đều đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong Trung An, gồm Phạm Lê Khánh Hân giữ vai trò Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc và Phạm Lê Khánh Huyền giữ vị trí Kế toán trưởng Công ty. Hai cá nhân này đều không giữ cổ phần nào tại Trung An.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An hay còn được gọi tắt là Gạo Trung An được thành lập vào tháng 8/1996, tiền thân là Công ty TNHH Trung An. Trung An được đặt nền móng đầu tiên bởi chính 2 vợ chồng ông bà Bình, Tuyết với vốn điều lệ là 783 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xay xát gạo.
Từ năm 2009 đến nay, Trung An tạo tiếng vang lớn khi liên tục nhận cúp vàng doanh nghiệp về xuất khẩu gạo sang nhiều quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Philippines, Australia…
Thời gian gần đây, thị trường gạo “sôi sục” vì giá gạo xuất khẩu liên tục tăng, các doanh nghiệp phấn khởi tăng gia sản xuất. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Trung An có phần “đi ngược chiều”.
Kết thúc quý II/2023, doanh thu thuần của Trung An đạt 1.615 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng hơn 2 lần, đạt 1.548 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm 26%, chỉ còn 66,5 tỷ đồng.
Bù lại, doanh thu tài chính kỳ này tăng khoảng 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, đạt 5 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 40% và gấp 4,5 lần, đạt 30,8 tỷ đồng và 9 tỷ đồng.
Khấu trừ các chi phí, Trung An ghi nhận doanh thu thuần lỗ gần 8 tỷ đồng so với mức lãi 23,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Lý giải về nguyên nhân thua lỗ nặng nề, Trung An cho biết chủ yếu do chi phí lãi vay cao hơn cùng kỳ và phải thanh lý hủy, không thể thu hồi một số hàng hóa hư hỏng giao tại cảng cho khách nước ngoài.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Trung An đạt 2.513 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 606 triệu đồng, giảm mạnh so với mức lãi 51 tỷ đồng của 2 quý đầu năm 2022.
Như vậy, sau nửa đầu năm 2023, Trung An đã hoàn thành 66% chỉ tiêu doanh thu (3.800 tỷ đồng) và chưa đầy 1% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (50 tỷ đồng). Để đạt được mục tiêu, Trung An sẽ phải dồn sức nửa cuối năm, tranh thủ thời cơ xuất khẩu và gạo đang lên giá.
Thời gian vừa qua, gạo Việt Nam đang tận dụng triệt để những cơ hội của mình trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Việc một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, UAE cấm xuất khẩu gạo đã tạo điều kiện thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu, nâng tầm hạt gạo Việt trên trường quốc tế.
Hồi cuối tháng 7/2023, Tổng Giám đốc của Trung An cho biết giá gạo xuất khẩu đã cao hơn gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần gần đây nhất, Trung An đã xuất khẩu hơn 16.600 tấn gạo thơm sang Hàn Quốc với giá cao “ngất ngưởng” 674 USD/tấn bởi Trung An là một trong số ít doanh nghiệp gạo đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu sang châu Âu.
Theo dòng thời sự, giá cổ phiếu TAR đã không ngừng tăng kể từ giữa tháng 6/2023. Đến ngày 9/8, cổ phiếu TAR ghi nhận mức giá cao nhất trong vòng 6 tháng, đạt 22.300 đồng/cp. Trên sàn chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, giá cổ phiếu TAR đạt 21.600 đồng/cp, tăng 46,8% trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, đà tăng của cổ phiếu gạo chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi một số quốc gia có lệnh cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu tăng lên mức cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây, đạt trung bình 539 USD/tấn cũng tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngành gạo nói chung và cổ phiếu TAR nói riêng.
Trong Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên, Trung An khẳng định tiếp tục theo đuổi định hướng phát triển thương hiệu gạo sạch và xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Ngoài ra, Trung An cũng không ngần ngại đầu tư thêm máy móc để sản xuất lúa hữu cơ, giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Định hướng đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, trong đó 30% là gạo thơm và gạo thương hiệu. Trung An cũng đang hướng đến xuất khẩu sang những thị trường lớn hơn như châu Âu, châu Mỹ và châu Úc.
4 tháng đầu năm, mặt hàng lúa gạo Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái lên ... |
Trung An (TAR): Quý IV, doanh thu tăng cao, lợi nhuận giảm mạnh Năm 2022, doanh thu của Trung An (TAR) đạt hơn 3.798 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm 2021, là mức doanh thu cao ... |
Cổ phiếu nhóm nông sản được mùa "bội thu" Trong bối cảnh tình hình xuất khẩu nhìn chung không có nhiều đột phá, song cổ phiếu của nhiều mặt hàng nông sản lại trở ... |
Ngọc Bích
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|