VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, AGM ngược dòng tăng trần phiên thứ 5 liên tiếp

(Banker.vn) Thị trường duy trì trạng thái giao dịch ảm đảm trong phiên sáng 16/8. VN-Index chưa thoát thế giằng co trước sự điều chỉnh của nhóm VN30. Trong khi đó, cổ phiếu hóa chất ngược chiều đi lên. Đáng chú ý là trường hợp của cổ phiếu AGM khi nối dài chuỗi tăng trần liên tiếp 5 phiên (+39%) lên 3.960 đồng/cp.

Tạm kết phiên sáng 16/9, chỉ số VN-Index giảm 4,62 điểm (-0,37%) còn 1.247,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 258 triệu đơn vị, giá trị 5.640 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng/giảm giá là 115/252.

VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, AGM ngược dòng tăng trần phiên thứ 5 liên tiếp

Rổ VN30 tiêu cực với chỉ 6 mã tăng giá, 22 mã giảm và 2 mã tham chiếu, chỉ số VN30-Index giảm 4,23 điểm (-0,33%) còn 1.290,07 điểm. Trong đó, giảm mạnh nhất tại nhóm này là cổ phiếu POW với mức giảm 1,6%, thanh khoản đạt 2 triệu đơn vị. Theo sau là VHM và BCM cùng giảm 1,4%. cùng chiều giảm còn có GAS, MWG, CTG, VNM, FPT, PLX với mức giảm trên dưới 1%. Ngược lại, SSB tăng mạnh 3,6% lên 15.800 đồng/cp, 4 mã tăng còn lại gồm TCB, MBB, GVR, BVH.

Trong phiên sáng nay, cổ phiếu AGM của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) là mã duy nhất trên HOSE thể hiện sắc tím với mức tăng 6,7% lên 3.960 đồng/cp. Đáng chú ý, đây là phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp của mã này với mức tăng gần 39%, dù vậy, mã này đã giảm 37% từ mức đỉnh của năm hồi tháng 3/2024. Hiện tại, vốn hóa Angimex đã giảm xuống còn 67,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu AGM có diễn biến tăng mạnh sau khi mã này rơi vào diện kiểm soát từ ngày 10/9 do lỗ lũy kế của công ty vượt quá vốn điều lệ thực góp, theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2024.

Trong văn bản giải trình ngày 11/9, ông Huỳnh Thanh Tùng, Tổng giám đốc Angimex cho biết công ty đang thực hiện nhiều giải pháp để đưa cổ phiếu ra khỏi diện kiểm soát. Cụ thể, Angimex tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, qua đó bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục tình trạng lỗ luỹ kế vượt vốn điều lệ thực góp. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch tái cơ cấu toàn diện thông qua việc tinh gọn bộ máy quản lý, thu hồi các khoản nợ khó đòi và thanh lý tài sản.

Ngoài ra, Angimex cũng xem xét phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu cho các trái chủ, nhằm tăng vốn điều lệ và cải thiện tình hình tài chính. Ban lãnh đạo công ty cam kết sẽ giải trình và báo cáo tình hình tài chính hàng quý để khắc phục tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát, cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu hóa chất dẫn đầu đà tăng toàn thị trường song mức tăng cũng không lớn với 0,27%. Trong đó, DCM tăng 0,5% lên 36.000 đồng/cp với thanh khoản dẫn đầu nhóm đạt 4,3 triệu đơn vị. Ngoài ra, đà tăng còn có BFC, AAA, BVR, VTZ, RDP, TSC, NHH,… với mức xanh nhẹ.

Còn lại hầu hết các ngành đều trọng trạng thái tiêu cực, trong đó, áp lực bán mạnh đang diễn ra tại nhóm viễn thông với VGI giảm 0,6%, TTN giảm 0,2%, ABC giảm 0,1%, FOX giảm 1,3%, PIA giảm 0,2%,…

Theo sau là nhóm bán lẻ với lực bán tập trung tại MWG khi giảm 0,9% còn 66.400 đồng/cp, thanh khoản đạt 2,1 triệu đơn vị. PET giảm 0,2%, DGW giảm 0,1%, FRT giảm 1,5%, AST giảm 0,6%,…

Tại nhóm ngân hàng, TPB đang có thanh khoản tốt nhất, dẫn đầu thị trường với gần 10 triệu cổ phiếu sang tay, song thị giá giảm 0,6% còn 18.050 đồng/cp. Cùng chiều giảm còn có VPB, SHB, CTG, HDB, ACB, STB, MSB,…

Ở nhóm cổ phiếu thép, HPG cũng đảo chiều giảm nhẹ 0,2%, HSG giảm 0,8%, NKG giảm 0,5%.

Chỉ số HNX-Index giảm 0,96 điểm (-0,41%) xuống 231,46 điểm với 42 mã tăng và 84 mã giảm, . Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 25,5 triệu đơn vị, giá trị 383 tỷ đồng.

Các mã SHS, TNG, CEP, MBS, PVS… đều đảo chiều giảm, với SHS chỉ khớp hơn 1,5 triệu đơn vị và TNG khớp 1,1 triệu đơn vị. Ngược lại, cổ phiếu VHE là điểm sáng khi chốt phiên tăng kịch trần, tương ứng mức tăng 9,7% lên 3.400 đồng/cp, thanh khoản dẫn đầu HNX với gần 2,3 triệu đơn vị. Ngoài ra, ITQ cũng khoe sắc tím lên 3.300 đồng/cp, và thanh khoản đạt gần 1 triệu đơn vị.

Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,53%) xuống 92,46 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 10,3 triệu đơn vị, giá trị 156,8 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng/mã giảm giá là 98/100.

Cổ phiếu thanh khoản trên 1 triệu đơn vị gồm BSR khớp 1,64 triệu đơn vị, giá tạm đứng tham chiếu 23.200 đồng/cp, mã DGT khớp gần 1,5 triệu đơn vị, giá tạm tăng 6,1% lên 7.000 đồng/cp.

Chứng khoán sẽ sớm tăng trở lại trong ngắn hạn nhờ 2 yếu tố này

Theo chuyên gia, những thông tin tích cực như kết quả kinh doanh khả quan và lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán có ...

Nhận định chứng khoán phiên 16/9: Vận động đi ngang với thanh khoản thấp

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần giao dịch tương đối ảm đạm trên nền thanh khoản thấp. KBSV cho rằng, nhiều ...

Bất ngờ với cổ phiếu NRC (Danh Khôi) phiên sáng đầu tuần

Phiên giao dịch đầu tuần mới, cổ phiếu NRC của Tập đoàn Danh Khôi gây bất ngờ sau liên tiếp các phiên giảm mạnh, nằm ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán