VN-Index tăng nhẹ đầu phiên, cổ phiếu họ "FLC" bứt tốc

(Banker.vn) Mở cửa phiên sáng ngày 15/3/2201, sắc xanh bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực bán nhanh chóng dâng cao đã đẩy hàng loạt mã trụ cột lao dốc; VN-Index vì vây cũng đảo chiều.

SHB tiếp tục là trụ chính của HNX-Index đầu phiên sáng khi mã này đã đóng góp hơn 1 điểm vào đà tăng của chỉ số, tiếp theo sau là BAB, IDC, THD,…

Rổ VN30 đang có 20 mã tăng, 4 mã giảm và 6 mã đứng giá. PNJ, SBT, GAS và NVL là những mã dẫn đầu khi cùng có đà tăng hơn 1%.

Ở chiều ngược lại, VPB và VHM sụt gần 1% và đang là những mã có đóng góp tiêu cực nhất đến thị trường chung.

Ở nhóm ngành dầu khí, GAS và PVB duy trì đà tăng hơn 1%, PVD, PLX, POW và PVS hiện đang xanh nhẹ trên mức tham chiếu. Trong khi đó, OIL và BSR là những mã giảm của ngành. Tuy nhiên, sắc đỏ ở các mã này không quá lớn.

Nhóm cổ phiếu họ "FLC" tiếp tục tạo điểm nhấn trong đó cổ phiếu FLC tăng mạnh nhất với sắc xanh hơn 5%, KLF và ROS tiến hơn 3%, AMD nối ghót theo sau khi xanh trên 2%, HAI bật hơn 1%; GAB và ART giằng co quanh mức giá vàng.

Tại thời điểm 9h40, GVR giảm 1% xuống 30.600 đồng, VHM giảm 0,9% xuống 99.000 đồng, ACB giảm 1,1% xuống 32.600 đồng.

Chiều ngược lại, SHB tăng 2,8% lên 18.200 đồng và khớp lệnh 17,7 triệu cổ phiếu và là nhân tố chủ chốt giúp HNX-Index duy trì được sắc xanh. PNJ tăng 1,3% lên 83.900 đồng, MSN tăng 0,8% lên 88.000 đồng, VIB tăng 0,5% lên 43.650 đồng.

VN-Index giảm 1,15 điểm (-0,1%) xuống 1.180,41 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm (0,27%) lên 274,66 điểm; UpCOM-Index tăng 0,25 điểm (0,31%) lên 80,58 điểm.

Đến 10h05, sắc xanh quay trở lại với nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này giúp VN-Index tăng điểm trong đó CTD tăng 3,5% lên 80.500 đồng, MSN tăng 1,9% lên 89.000 đồng, PNJ tăng 1,4% lên 84.000 đồng...

Tại thời điểm này, VN-Index tăng 2,86 điểm (0,24%) lên 1.184,42 điểm; HNX-Index tăng 5,2 điểm (1,9%) lên 279,11 điểm; UpCOM-Index tăng 0,45 điểm (0,56%) lên 80,78 điểm.

Trước đó, thị trường chứng khoán hồi phục trong tuần từ 8 - 12/3 tuy nhiên, tình trạng nghẽn lệnh tiếp tục diễn ra và được cho là nguyên nhân khiến VN-Index chưa thể có động lực vượt mốc 1.200 điểm.

Điểm tiêu cực trên thị trường vẫn là việc khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng rất mạnh với giá trị gần 3.500 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tự doanh của các công ty chứng khoán mua ròng trở lại 291 tỷ đồng sau 3 tuần bán ròng liên tiếp trước đó.

Theo Chứng khoán BIDV (BSC), với xu hướng vận động như hiện tại, VN-Index có thể tiếp tục tích lũy quanh ngưỡng 1.180 điểm trong tuần sau.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, VN-Index kết tuần ở vị thế khá thuận lợi và tạo cơ sở để kiểm định vùng đỉnh cũ 1.200 điểm trong tuần tiếp theo.

Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:

Chốt phiên 12/3, Dow Jones tăng 293,05 điểm lên 32.778,64 điểm - vượt đỉnh lịch sử 32.485,59 điểm thiết lập hôm 11/3; S&P 500 tăng 4 điểm lên 3.943,34 điểm - vượt đỉnh lịch sử 3.939,34 điểm thiết lập hôm 11/3; Nasdaq giảm 78,81 điểm xuống 13.319,87 điểm.

Chốt tuần, Dow Jones tăng 4,1%, S&P 500 tăng 2,6% còn Nasdaq tăng 3,1%. Đây là tuần tăng mạnh nhất của Dow Jones kể từ tháng 11/2020.

Kết thúc phiên 12/3, giá dầu Brent tương lai giảm 41 cent, tương đương 0,6%, xuống 69,22 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 41 cent xuống 65,61 USD/thùng. Chốt tuần, giá hai loại dầu gần như đi ngang sau khi chạm đỉnh 13 tháng hôm 8/3.

Báo cáo dòng vốn hàng tuần của Bank of America (BofA) cho thấy, nhà đầu tư rót 31,5 tỷ USD vào cổ phiếu, rút 1,8 tỷ USD khỏi thị trường vàng và 15,4 tỷ USD từ trái phiếu. Lợi suất trái phiếu tuần trước tăng cao do lo ngại lạm phát trong khi cổ phiếu công nghệ bị nhà đầu tư bán tháo để chuyển sang cổ phiếu giá trị.

Văn Thắng T/H

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam (link gốc)

Theo:
    Bài cùng chuyên mục