VN-Index nhích nhẹ hơn 1 điểm, khối ngoại mua ròng trở lại

(Banker.vn) Chứng khoán có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, dù vậy thị trường đã gặp khó khăn hơn, đà tăng chững lại, thậm chí nhiều thời điểm VN-Index rơi về vùng đỏ.
Khối ngoại tích cực tham gia bắt đáy phiên 30/9, mua mạnh nhóm phân bón - hóa chất Khối ngoại mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp trên HoSE, đạt gần 1.700 tỷ đồng

Phiên thúc phiên 3/11, chỉ số VN-Index tăng 1,31 điểm, tương đương 0,12%, lên 1.176,78 điểm. Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE cải thiện lên 14.317 tỷ đồng.

VN-Index nhích nhẹ hơn 1 điểm, khối ngoại mua ròng trở lại
Chứng khoán có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Ảnh minh họa

Thị trường đánh võng nhiều lần trong suốt phiên do tác động của các giao dịch lướt sóng ngắn hạn. Đặc biệt đợt ATC cả loạt cổ phiếu xuất hiện khối lượng bán tăng đột biến, thậm chí đè VN30-Index giảm 0,12%, còn VN-Index mất gần hết đà tăng. Tuy nhiên đây chỉ là các giao dịch mang tính thời điểm của các quỹ ETF nội...

Ngoài đợt sụt giảm ATC, thị trường phiên này thận trọng hơn đáng kể. Cả buổi sáng VN-Index “ngụp lặn” dưới tham chiếu và đầu phiên chiều tạo đáy giảm 0,41%. Đây không phải là sức ép hạn chế từ các trụ mà quả thực thị trường cũng đã xuất hiện áp lực bán.

Trước đó, ngày 16 và 17/10, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã công bố danh mục cổ phiếu thành phần, thông tin về cập nhật thay đổi về tỷ lệ free-float, khối lượng lưu hành các trọng số liên quan của các bộ chỉ số mà Hose đang quản lý. Ngày 3/11 là ngày cuối cùng các ETF hoàn thiện việc cơ cấu theo danh mục mới mà HoSE công bố.

Trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu trụ cột có sự phân hóa lớn nên không hỗ trợ nhiều cho thị trường. Điển hình là tại nhóm ngân hàng. Nếu như TCB, HDB có đóng góp lớn giúp thị trường tăng điểm, trong đó, TCB đóng góp tới 1,466 điểm vào chỉ số VN-Index thì ở chiều ngược lại, SSB, VPB, MBB, CTG góp mặt trong những mã lấy đi điểm số của VN-Index.

Cổ phiếu chứng khoán biến động với biên độ khá hẹp, đa số dưới 1%, dù phiên trước đó giao dịch hết sức sôi động.

Tại nhóm bất động sản, VHM tăng 1,38%, VRE tăng 4,95%, NVL tăng 3,93%, VCG tăng 2,61%, SJS tăng 6,21%, DXS tăng 3,34%, CTD tăng kịch trần. Ở chiều ngược lại, KDH giảm 2,67%, NLG giảm 1,23%, HDG giảm 1,12%, AGG giảm 1,35%, SZC giảm 1,01%.

Tình hình có phần tương tự ở nhóm sản xuất, ngay trong nội bộ các ngành cũng phân hoá. Như với các mã vốn hoá top trên, MSN tăng 1,91%, SAB tăng 4,07%, VHC tăng 2,22%, DPM tăng 2,43%, HSG tăng 2,91%; GVR, DGC cùng đứng giá tham chiếu; VNM giảm 1,27%, HPG giảm 0,59%, DCM giảm 1,34%, SBT giảm 1,06%.

Cổ phiếu hàng không cũng phân hoá khi VJC tăng 1,53% còn HVN giảm 1,4%. Trong khi đó, cổ phiếu năng lượng diễn biến khá ảm đạm khi mức độ dao động của GAS, POW, PGV và PLX đều chưa tới 1%.

Ở nhóm bán lẻ, MWG phục hồi mạnh phiên thứ 2 liên tiếp với mức tăng 5,27%; FRT cũng tăng 3,45% trong khi PNJ và DGW cùng đứng giá tham chiếu.

Khối ngoại đã quay trở lại mua ròng mạnh trong phiên hôm nay với giá trị vào khoảng hơn 260 tỷ đồng. Trong đó, MWG (+56,30 tỷ) và VCB (+43,45 tỷ) là hai cổ phiếu được tham gia mua tích cực nhất toàn thị trường. Theo sau đó còn có một số cái tên khác như DXG (+37,35 tỷ), HDB (+36,23 tỷ) hay DGC (+31,66 tỷ).

Ở chiều hướng ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng nhóm chứng khoán với một số cái tên nổi bật như VND (-43,17 tỷ), SSI (-36,17 tỷ), VCI (-26,40 tỷ) hay HCM (-21,57 tỷ).

Số cổ phiếu tăng và giảm giá không quá chênh lệch. Thị trường ghi nhận 253 mã đi lên, 280 mã đi xuống. Tại nhóm VN30, số mã tăng - giảm lần lượt là 10 mã và 17 mã.

Thanh khoản giảm so với phiên trước, đạt 15.400 tỷ đồng. Điều đáng mừng là nhà đầu tư nước ngoài quay sang mua ròng. Họ mua 1.680 tỷ đồng và bán hơn 1.420 tỷ đồng.

Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng giảm đáng kể, đạt trên 1.630 tỷ đồng. Đóng cửa thị trường, HNX30-Index giảm 2,26 điểm (-0,51%), về 444,83 điểm; HNX-Index còn 217,75 điểm sau khi hạ 0,22 điểm (-0,1%).

Song Hà

Theo: Báo Công Thương