Vn-Index giảm 18% so với vùng đỉnh, nhịp hồi phục có xuất hiện?

(Banker.vn) VN-Index đã kế thúc tháng Mười với nhịp giảm lên tới 18% so với vùng đỉnh. Đà giảm của thị trường đã đánh bay thành quả sau nhiều tháng tăng liên tiếp.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, chỉ số VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ với 448 mã giảm và 66 mã tăng điểm, Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 14,21 điểm (-1,36%) xuống 1.028,19 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm sâu trong nhiều tháng trở lại đây khi chỉ đạt trên 14,8 nghìn tỷ đồng, tính riêng trên sàn HOSE. Đáng nói, thị trường tiếp tục giảm điểm cuối phiên và sau ATC, có tơi 3 mã trong nhóm VN30 đồng loạt lộ sàn.

Vn-Index giảm 18%  so với vùng đỉnh, nhịp hồi phục có xuất hiện?
Chỉ số VN-Index "bốc hơi" gần 20% sau 2 tháng.

Như vậy, chỉ trong 1 tháng vừa qua, VN-Index đã giảm khoảng 18% so với vùng đỉnh 1.250 điểm, qua đó phá tan thành quả sau tăng trưởng nhiều tháng qua. Để đánh giá khách quan diễn biến của VN-Index trong thời gian qua, Tạp chí Điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Tài chính Phạm Quang Thịnh, hiện đang là chuyên viên tư vấn CTCK SSI.

PV: Thị trường chứng khoán đã có 1 tháng giảm điểm tương đối mạnh. Theo ông, đâu là lý do khiến VN-Index mất tới hơn 18% trong tháng vừa qua?

Ths. Phạm Quang Thịnh: Trong tháng Mười vừa qua, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đà giảm điểm của thị trường chứng khoán.

Dưới góc độ vĩ mô, có thể thẩy rằng chính sách đang đảo chiều với động thái hút tiền về của NHNN thông qua kênh thị trường mở để kiểm soát đà tăng nhanh của tỷ giá, điều này tác động đến tâm lý ngắn hạn của nhà đầu tư về lượng tiền trong thị trường đã bị giảm xuống. Chỉ trong tháng Mười vừa qua, số lượng tiền được hút về thông qua kênh tín phiếu đã lên tới hơn 150.000 nghìn tỷ đồng. Mặc dù có bơm trả lại, tuy nhiên các lần hút sau đó lại ghi nhận giá trị cao hơn.

Múc đích của việc hút tín phiếu là để kìm hãm đà tăng của tỷ giá tuy nhiên chính sách này không thực sự hiệu quả. Trong tháng 10, tỷ giá tiếp tục neo cao, biến động trên 24.500 đồng. Với đà tăng của tỷ giá, khối ngoại liên tục bán ròng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng cũng là nguyên nhân khiến VN-Index giảm sâu.

Tại một diễn biến khác, dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đã hạ xuống mục tiêu 5% và điều này đã tác động một phần tới thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán được coi là nơi phản ánh nền kinh tế, kinh tế hạ tăng trưởng thì TTCK cũng sẽ khó tiếp tục uptrend.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi vĩ mô trong nước mà VN-Index còn chịu tác động của vĩ mô thế giới. Trong tháng Mười vừa qua, Tập đoàn BĐS lớn nhất Trung Quốc được cho là phá sản do không thể trả nợ trái phiếu. Sự kiện này có thể coi là dấu hiệu cho 1 cuộc khủng hoảng sắp tới, chính vì vậy điều đó tác động tới tâm lý giao dịch của phần lớn NĐT.

Xét riêng trên góc độ phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã hình thành phân kỳ âm trên đồ thị ngày cảnh báo đỉnh ngắn hạn tại vùng 1.250 điểm. Dấu hiệu tạo định ngày càng được thể hiện rõ khi VN-Index liên tục xuất hiện những phiên phân phối với khối lượng lớn.

PV: Theo ông, liệu rằng thị trường có phục hồi trở lại trong tháng 11?

Ths. Phạm Quang Thịnh: Tính đến thời điểm hiện tại, VN-Index đã chiết khấu 234 điểm tương đương với 18,67% từ đỉnh tháng 08/2023, đây cũng là mức giảm khá lớn như giai đoạn tháng 09-10/2022. Chính vì vậy, khả năng phục hồi của VN-Index trong tháng 11 là tương đối cao, dự kiến diễn ra vào giữa tháng vì những lý do sau:

Thứ nhất, dưới góc độ cơ bản, chỉ số P/E của VN-Index đã giảm về mức 12.75 từ đỉnh là 14.75. Hiện tại, mức P/E này được đánh giá là khá hấp dẫn khi ngang với đầu năm nay.

Thứ hai, dưới góc độ phân tích kỹ thuật thì VN-Index đang tiếp xúc gần với EMA100 trên đồ thị tháng, tương ứng vùng 993 điểm. Trường hợp thị trường chạm vùng quanh 1.000+/- điểm lần đầu tiên, VN-Index có khả năng bật hồi kỹ thuật trở lại.

Cuối cùng, nhịp call margin bắt đầu diễn ra mạnh hơn. Hiện tại, với đà giảm của VN-Index trong ngày hôm nay, số lượng tài khoản bị forcesell cũng đã dần tăng lên. Khi quá trình này kết thúc, nhịp hồi phục của thị trường sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

PV: Trong trường hợp nhịp hồi phục xuất hiện, đâu là nhóm cổ phiếu NĐT có thể tham gia bắt đáy?

Ths. Phạm Quang Thịnh: Quan sát trong những phiên gần đây, có thể thẩy rằng nhóm ngân hàng đang giữ giá khá tốt. Nhìn rộng hơn, tình hình kinh doanh của nhóm ngành này vẫn ở mức tích cực hơn so với thị trường chung khi nhiều ngân hàng ở top đầu vẫn có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt so với cùng kỳ 9T/2022 như VCB, MBB, BID, CTG, STB.

Do đó, tôi có đánh giá trong giai đoạn đầu tạo đáy để đi lên thì nhóm ngân hàng sẽ là nhóm ngành xương sống tạo đà hồi phục cho VN-Index bên cạnh một số nhóm ngành thị trường khác như Chứng khoán, Thép và Bất động sản cũng sẽ hồi phục do đã giảm quá sâu. Hiện tại, trên đồ thị kỹ thuật, một số cổ phiếu BĐS như DIG, CEO đang kiểm định lại vùng hỗ trợ trung hạn và cho tín hiệu khả quan.

Lợi nhuận hơn 20.000 nghìn tỷ, MB Bank(MBB) vươn lên vị trí số một nhóm Ngân hàng TMCP

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank, HOSE: MBB) vừa công bố tình hình hoạt động kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu và lợi ...

Lũy kế lỗ tới 3.000 tỷ, Xây dựng Hòa Bình "trượt dốc" trên sàn chứng khoán

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) vừa công bố tình hình hoạt động kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu ...

Dòng tiền "cá mập" liên tục rút vốn, loạt cổ phiếu xuất hiện lệnh bán lớn

Kết thúc ngày giao dịch cuối tháng (31/10), đà bán trải rộng trên toàn bộ thị trường chứng khoán đã tạo áp lực lên tâm ...

Thiên Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán